Sấm Trạng Trình – thêm đôi điều bàn luận.

Bản chất của tiên tri/ hay sấm?
Sam1
Sự thật logic: Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh tiến hóa, KHKT đã chứng minh lý giải được rất nhiều vấn đề thần bí của tự nhiên. Tuy vậy, sự lý giải đó mới chỉ là khiêm tốn so với trùng điệp các vấn đề còn đang tồn tại. Do không đánh giá đúng như vậy, nên khi nhắc đến những khái niệm “Sấm” hay “Tiên tri” lập tức chúng ta chụp mũ là duy tâm. Thực ra nếu bóc đi vỏ ngôn ngữ của nó, thì tất cả chỉ mang nội hàm của một khái niệm đó là  sự dự báo vận động xã hội, tự nhiên bằng chủ quan của con người. Đương nhiên, sự dự báo đó được thực hiện từ những bộ óc vĩ đại, trên cơ sở những học thuật, tính toán rất cụ thể nhờ chức năng trí tuệ (IQ) và khả năng siêu cảm nhận (EQ) của con người căn cứ vào sự vận động của xu thế xã hội, tự nhiên.
Về mặt này, tất cả các nhà triết học, chính trị gia đều có khả năng. Các Mác đã tiên đoán rất nhiều điều về sự biến đổi hình thái xã hội. Thậm chí ngay cả bây giờ, khi CNTB đang liên tục cải tổ để thích ứng thì cái đích cuối cùng cũng là một xã hội công bằng dân chủ như Mác dự báo, chưa nói đến tiên đoán của Ông về CN Cộng sản . Đương nhiên, là sản phẩm chủ quan của con người nên luôn có những khiếm khuyết nhất định. Điều này lý giải vì sao mà có những câu sấm (thực sự của Tác giả) không linh nghiệm, nhưng sau này dân gian cố lái vào lý giải một sự kiện nào đấy.
Hầu hết những tác giả tiên tri đều là những nhà học thuật uyên thâm, phần lớn họ cũng tham gia vào hoạt động chính trị, hoặc các lĩnh vực khoa học nào đó. Bởi thế dự báo của họ gắn với công việc họ tham gia hết sức rõ ràng. Khổng Minh với “Mã tiền khóa”, Lưu Bá Ôn với “Dự ngôn”; Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm trạng”… đều là những dự báo về thời vận chính trị xã hội. Ngược lại Anhxtanh, Niu tơn lại có những dự báo về tận thế trên cơ sở tính toán khoa học thiên văn và chuyển dịch của trái đất…
         Phân tích vậy để bình thường hóa vấn đề tiên tri, không nên vội vàng phê phán một chiều gay gắt về nó; bởi trước hết đó chỉ là những tính toán và dự cảm của con người trước tự nhiên và xã hội mà thôi. Khả năng của con người đến bao nhiêu thì tầm tiên đoán tương ứng đến đó. Hằng ngày chúng ta nghe dự báo thời tiết (có khi cả tuần) và thời tiết diễn ra đúng như bản tin, thì không phải cơ quan Thủy văn phát đi lời của một “Ông trạng” duy tâm nào cả. Tương tự khi bạn biết được thông tin giá xăng dầu thế giới tăng lên, bạn sẽ phán đoán vàng ở Việt Nam sẽ lên giá, và sáng mai sự thật đúng như vậy thì bạn cũng không phải là “Ông trạng” mới xuất thế.
Khả năng  đặc biệt của con người: Khoa học ngày nay thừa nhận chưa khám phá được hết những bí mật trong con người, Sự thật thì con người vẫn là một vũ trụ bí ẩn. Nếu căn cứ theo thuyết tiến hóa thì con người hình thành từ động vật và là “Con vật” chúa tể. Nhưng con giun chặt ra làm nhiều khúc vẫn sống, con cá biết có sóng thần nên di chuyển, con chó biết động đất mà chạy trước, con chim biết bay tránh núi lửa… trong khi “Chúa tể” lại ngồi chờ nghe dự báo nửa tin nửa ngờ và tự chuốc lấy thảm họa? Điều này chứng tỏ con người có tất cả những năng lực như muông thú, nhưng vì một lý do nào đó chức năng này bị”Lặn” đi, nhưng với từng người cụ thể nó vẫn tồn tại.  Những năng lực của con người tiềm ẩn đến đâu? Khả năng của con người nếu phát huy hết là gì vẫn chưa được tìm được đáp số.
Mặt khác câu chuyện về những thế giới khác có tồn tại hay không vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định hoặc bác bỏ. Chưa nói đến câu chuyện Thiên đàng, địa ngục, mà gần đây các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có một thế giới khác đang tồn tại song hành với thế giới con người theo hình thức cài răng lược, những “lỗ hổng thời gian” mà con người sa vào đó thì thời gian ngừng lại, không bị chết, nhưng mất hẳn liên lạc với thế giới con người. Giả thiết rằng, các nhà tiên tri có khả năng “Giao tiếp” được với thế giới ấy, thì họ có thể nghe mách bảo được từ con người của thế giới siêu văn minh chăng?
Khi bạn học Triết học, bạn luôn được nghe chuyện Chị Ngô Thị Tuyển, anh hùng LLVTND trong một trận đánh đã vác được một hòm đạn pháo có trọng lượng gấp ba lần cơ thể của chị. Các báo khoa học đưa các thông tin về người mọc ra …dây điện, như mọc lông ; Nikki Pezaro trong 100 dự báo của mình về năm 2011, tại các dự đoán số 68 và 72 đều miêu tả động đất và sóng thần ở Nhật Bản, Van Ga nhà tiên tri mù nói về sự chìm đắm của tàu ngầm Nga và tòa Tháp đôi của Mỹ “Bị con chim sắt đốt cháy”…là sự thật hiển nhiên. Và câu chuyện tìm mộ của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng dù đang trong quá trình nghiên cứu nhưng đã có nhiều chứng minh thuyết phục.
    Theo đó, những nhà tiên tri có lẽ là những người còn lưu giữ được một thứ năng lực của con người mà những người bình thường như chúng ta bị mất. Và với những công cụ ấy trong tay, nhà tiên tri bình thường có thể dự báo về những sự kiện rời rạc, còn những nhà tiên tri thông thái có học thuật có thể xâu chuỗi tìm ra những quy luật phát triển của thế giới tự nhiên xã hội để viết ra thông điệp của mình.
Sấm ký Trạng Trình hình thành từ nguồn nào?
Sấm ký được viết bởi chính tác giả
Tôi còn nhớ rất rõ, vào những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi được mời đi nghe một học giả Trung ương về nói chuyện Sấm Trạng sam2trình tôi đã rất hứng khởi. Nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Trạng Trình không viết sấm ký. Ông cho rằng đó là dân gian tạo nên một hiện tượng Sấm Trạng Trình. Không may cho Ông 90% cử tọa  gồm các trí thức, đều là con cháu cụ Trạng nghĩa là toàn người Vĩnh Bảo ngồi nghe, bởi vậy chỉ sau 60 phút hội trường chật cứng bốn năm trăm người lặng lẽ teo chỉ còn vài chục. Có lẽ vì những lý do cực đoan nào đó mà diễn giả  nói vậy chăng? Ngày nay trong một bầu không khí dân chủ tự do chúng ta có thể bình tĩnh lại mà nhìn nhận khách quan về vấn đề này.
Ở Việt Nam, câu chuyện về sấm ký Trạng Trình, không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Trong tàng thư của thư viện quốc gia vẫn còn lưu giữ những văn bản về sấm trạng của Ông. Đương nhiên đó không phải là văn bản gốc từ thế kỷ XVI, nhưng cũng có thời gian vài trăm năm. Việc lưu tồn văn bản có ý thức ấy của các nhà khoa học Phong kiến, đã chứng tỏ giá trị đích thực của các pho sấm ký này.
Cũng không phải ngẫu nhiên, các sử gia Trung Quốc đánh giá “An Nam Lý học hữu Trình Tuyền”. Mặt khác căn cứ trên văn bản tế Nguyễn Bỉnh Khiêm của học trò Đinh Thời Trung, sự công nhận của Triều Mạc thì câu chuyện sấm ký chắc chắn là có thực và nội dung của nó cũng chắc chắn phản ánh được những sự thật lịch sử.
Hơn nữa như phân tích ở phần trên, con người Nguyễn Bỉnh Khiêm với trí tuệ siêu việt đã được khẳng định. Đó là một trí tuệ vĩ đại “Mắt tai sáng suốt”, “Lòng dạ thênh thang”, “Học tài chẳng kém, Âu Tô”, “Văn lực không nhường Lí Đỗ”, (Văn tế Tuyết Giang Phu Tử). Dù sao, không thể phủ nhận khả năng thần toán của Trạng. Rõ ràng nhất là bài văn tế của Tiến sĩ Đinh Thời Trung khóc thầy và xác định tài lý số của thầy :
Một kinh Thái Ất thuộc lòng
Đốt lửa soi gan Dương Tử
... Một mình lý học tinh thông
Hai nước anh hùng không đối thủ...
Đạo thống Thánh nhân tự tiên sinh mà truyền ra
Bờ cõi Thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo
....Đuốc ngọc chưa tàn ba ngọn
Văn viết đã xong...
 Khả năng kỳ bí của Trạng Trình ở mức độ nào về những phạm trù nào chúng ta không được biết. Mặc dầu vậy, phần lớn những thông điệp mà Ông đưa ra là không cần bàn cãi về tính sở hữu. Gần đây một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một câu chuyện coi như một ví dụ về sự hình thành sấm từ Trạng Trình và khẳng định đó là “Bài Sấm đích thực là Sấm Trạng Trình”?
        Một ngày thu năm Nhâm Dần ( 1542 ) đang tựa án đọc sách, chợt thấy mây ngũ sắc hiện ra, Trạng liền gieo quẻ bói xem thời vận nước nhà, lúc ấy đời vua thịnh trị nhất triều Mạc là Mạc Đăng Doanh mới mất, Trạng bốc được quẻ Càn, động hào Sơ cửu, liền đoán :
Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân
can qua sinh sác biến
N
ghĩa là loạn liên tiếp vào năm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi (1548-49-50-51 ), rồi cụ lại giảng tiếp cho học trò là Trương Thời Cử rằng :
 
Bốc đắc Càn thuần quái
sam3Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung
Dịch nghĩa :
Bói được quẻ thuần Càn
Hào sơ cửu rồng lui ẩn
Tám đời sau ta
Binh biến khởi trùng trùng
Sao Ngưu tụ Sông Quí
Đại nhân ở chính giữa
( Có bản chép câu 5 là : Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ trên Sông Quí ).
      
Cũng theo tác giả phân tích, bài này chính là chìa khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Trình, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đã bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.
        Bói được quẻ Càn ( Trời ), thấy rồng lui ẩn, hồng vận chân chúa chưa xuất hiện, tám đời sau, khoảng 1735 khi Tiến sĩ Vũ Khâm Lân tới thăm hậu duệ đời thứ 7 và thứ 8 của Trạng Trình tại chính nền nhà xưa, đúng là thời loạn liên tiếp giữa các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn...Cho tới triều Nguyễn Gia Long cũng chỉ được hơn 60 năm lại bị
     Thực dân xâm lăng, mà trong 60 năm đó, loạn lạc vẫn liên miên tại miền Bắc bộ ( riêng hai đời Minh Mệnh, Thiệu Trị 1820-1847 đã có tới 250 vụ loạn ) , cho tới thập niên 1980 mới tạm gọi là yên ổn. Phải đợi tới khi sao Ngưu, chủ tinh của bậc đại nhân xuất hiện trên Bảo giang thì đất nước mới lại phục hưng, đại hồng vận non sông mới rực rỡ.
Bài Sấm trên cho thấy Trạng Trình đã dùng tới Dịch lý và phải cộng thêm với Chiêm tinh ( Thái Ất, Thái Huyền ? ) mới tính ra được thời " sao tụ " trên Bảo giang và " tám đời sau binh qua ", mà một quẻ Dịch thường không " động " cho một quãng thời gian dài cả 500 năm như vậy.
Về mặt văn bản, bộ Sấm ký trong tàng thư quốc gia (Có một số cuốn hiện đang trong phòng trưng bày tại Đền Trình Quốc công), mặc dù không phải là những bản gốc; Nhưng các nhà phê bình nghiên cứu có thể tìm thấy dấu ấn phong cách tư duy thống nhất của Trạng thông qua văn bản cụ thể, giống như đã chứng minh Nguyễn Bỉnh Khiêm là người dùng hai tiếng Việt Nam đầu tiên vậy.
Tuy nhiên, có một sự thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại những câu sấm từ trước dân gian truyền tụng khi mà sự kiện chưa xảy ra :
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về
Tại quê hương, Bạch Vân am, đến trước thời điểm này cũng chỉ có …mây bay. Ngôi đền nằm trong hoang vắng đường vào là một con đường cỏ nhỏ đi qua cánh đồng mênh mông. Duy nhất chỉ có ngôi đền chính của Cụ vẫn được trân trọng thờ tự hương khói nhưng vẫn giản đơn và mang nặng dấu tích thời gian. “ Tôi lại về “ vào dịp thành phố Hải Phòng kết hợp với Bộ Văn hóa long trọng tổ chức kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng. Đến thời điểm năm 1991 (Tân mùi).  Sự thật thì việc xẻ đôi một huyện là việc không phải không có, nhưng nó chỉ xảy ra khi thực hiện việc sát nhập chia tách hành chính. Mấy trăm năm trước chưa có một tư duy tràn thế nào tại Việt Nam dám xẻ đôi một vùng đất rộng lớn vốn liền mạch thổ nhưỡng để làm một con sông lớn tưới tiêu và giao thông. Đó chính là con sông đào hiện nay ở huyện này. Và sông Hàn rộng mênh mông, trước chỉ đi đò thời điểm ấy có một chiếc cầu phao lớn và hiện tại đang triển khai dự án xây cầu mới nối liền con đường liên thông với quốc lộ 10 chuản bị cho dự án xây dựng sân bay quốc tế tại Tiên Lãng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng một lư hương cho nhà thờ dòng tộc họ ngoại tại Huyện Tiên Lãng, giáp Huyện Vĩnh Bảo quê ông,  trên đó có một bài thơ mang bút tích Người. Rất tiếc, lư hương này bị quân Pháp đập vỡ khi càn quét tại đây hồi kháng chiến. Song bài thơ này các học giả, bô lão biết Hán tự đều thuộc và lưu truyền lại:
“Chú ngũ phục nguyên tiền
Hữu Xương hồ nhân thập
Xã hữu hồ song thân
Long xà an sở ngộ
Đĩnh xuất xử tôn hiền
Nội, ngoại phi nhị trí
Dịch nghĩa:
Khoảng năm trăm năm sau thì trở lại như trước
Niềm vui từ người thập phương đến
Cha, mẹ mới lại được coi trọng
Cuối năm Thìn, đầu năm Tỵ gặp sự yên bình
Con cháu thảo hiền như chim đĩnh
Nội, ngoại cùng chí hướng, sống chung như một.
Năm 2000 tức là 415 năm sau ngày mất của Người, đọc bài thơ này chúng ta sửng sốt về những dự báo được viết trong đó. Thực tế thì cây đại thụ bóng trùm thế kỷ XVI vẫn bị che khuất bởi nhiều nguyên nhân. Tên tuổi Ông chỉ còn lại trong bài “Thói đời” ghi trong sách giáo khoa với ít lời  bình ngắn ngủi. Các giáo trình đại học viết về Ông không nhiều, đặc biệt phần viết về Sấm bị bỏ ngỏ hoặc chỉ sơ sài đôi dòng. Thời điểm năm 2000 quả nhiên “Niềm vui từ người thập phương đến” Đền Trạng được tu bổ và phát triển nguy nga như ngày nay. Liên tiếp một thập kỷ 2000-2010, đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ biểu hiện sự phục hưng mãnh liệt. Thời kỳ này, Nhà nước có quyết định ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ về nguồn cội và đưa Việt Nam thành nước duy nhất trên thế giới có ngày Quốc giỗ.
Hay những câu tiên tri về đất nước thanh bình :
Hồng Lam ngũ bách thiên niên hạ
Hưng tộ diên trường ức vạn xuân.
(Dịch là : Đất nước Hồng Lam sau ta 500 năm sẽ là một thời kì hưng thịnh van mùa xuân). Là những câu đã có từ rất lâu. Tại sao không nói 300 năm hay 400 năm mà 500 năm? Có thể thấy rất rõ là ở thời điểm này đất nước ta vẫn chưa đạt đến sự hưng thịnh nhưng tương lai có thể nhìn thấy sự hưng thịnh ở cái mốc 500 năm, đó hẳn nhiên không phải sự viển vông.
Một vài minh chứng trên cho thấy tính chất sát thực về việc Sấm ký do Cụ Trạng viết  và tính ứng nghiệm của nó là rất cao. Tuy nhiên hình thức sấm trạng của Cụ được thể hiện đưới nhiều hình thức. Điều này làm cho tính thống nhất của một phong cách có vẻ không được thuyết phục. Vậy Sấm Trạng còn được lưu hành và có những biến đổi bằng nhiều con đường khác.
Sự gìn giữ lưu hành có nhuận sắc của các học trò Quan Trạng
Sấm Trạng Trình đầu tiên chắc được giữ kín đáo trong một nhóm môn đệ thân cận như Phùng Khắc Khoan, Trương Thời Cử, Nguyễn Dữ...,với số môn đệ đào tạo trong hơn 50 năm, lên tới 3000 người, thơ văn sấm ký của ông thầy hẳn đã được sao chép hoặc ít ra cũng được truyền khẩu, chưa kể cả vua, quan và quần chúng đều đã biết rất
nhiều về tài tiên tri của Trạng. Tập Sấm đã đi vào mọi giới và mọi nơi, kể cả vào Thuận Quảng với nhóm di dân mang theo cẩm nang " Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân " và có thể có cả người của Trạng Trình gửi theo lớp viễn chinh ấy.
           Có thể đặt giả thuyết là Trạng Trình chỉ bốc quẻ, giảng truyền cho môn đệ chứ không viết xuống thành tập. Bài Sấm giảng cho Trương Thời Cử kể trên là một thí dụ điển hình. Sau đó các cao đồ mới sao chép lại thành tập, đặt ra thành lời thơ năm, sáu chữ... rồi lưu truyền.
Tập Sấm Văn và Chu Dịch Quốc Âm Ca Quyết của Phùng Khắc Khoan cần phải được tìm kiếm và nghiên cứu ( nếu còn lưu truyền ), hai thầy trò rất tương đắc đến độ có thuyết cho là hai anh em cùng  mẹ khác cha mặc dầu Phùng Khắc Khoan kém Trạng Trình tới 37 tuổi ! Chuyện kể Phùng Khắc Khoan học hết chữ thày về hỏi mẹ nên tiếp tục học ai. Mẹ bảo”Ra Vĩnh Lại học hỏi anh con”. Khoan nghe lời ra gặp Trạng Trình, trạng không nói gì cầm một  lọ đỗ ném xuống sân vỡ tan tành và nói “Ngồi bệt xuống mà nhặt, nếu nhặt hết ta sẽ dạy”. Khoan y lời, lê khắp sân nhặt hết. Sau này trước khi đi thi có hỏi thày lại truyện này, Trạng Trình đáp “Con sẽ đỗ đầu và phò tá nhà Lê”.
Tám đời sau, Vũ Khâm Lân viết tựa cho Gia phả họ Nguyễn Bỉnh không thấy nhắc tới tập Sấm Ký. Lý do là Sấm ký, lý số, vốn bị các nhà Nho cho là " ngoại thư ", hơn nữa nhắc tới một ông Trạng quân sư của nhà Mạc, bị nhà Lê gạt tên ra khỏi văn miếu, không phải là dễ dàng ở thế kỷ XVIII dưới thời Lê-Trịnh, vì thế Vũ Khâm Lân mới phải nhắc khéo là Trạng Trình tuy sinh trên đất Mạc nhưng cũng đã góp công đào tạo rất nhiều nhân tài phục vụ cho nhà Lê như Trạng Bũng, Lương Hữu Khánh... Nhưng không phải vì thế mà Sấm Trạng bị thất truyền, Với tư cách là vị sư tổ đáng kính mấy ngàn môn đệ thuộc nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử, đã truyền lời thầy khắp nơi, nó được kính cẩn gìn giữ trên " bia miệng trơ trơ ", trong tâm não của giới nho lâm, được phát triển và bàn bạc thêm theo đúng ý Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng, một ngôi sao Bắc đẩu mà lịch sử Việt Nam tới nay cũng chỉ có một.
Cho nên lời Sấm còn truyền tới ngày nay là lời Sấm truyền khẩu hoặc sao chép từ giới sĩ tử học trò Trạng Trình, tới thế kỷ 18-19 có nhà nho viết xuống thành tập, thành bài không nhất định, rồi lại dùng thơ lục bát để diễn ý.
Hiện tượng thánh hóa từ dân gian với mục đích khác nhau.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ, bóng trùm thế kỷ XVI” nên đương nhiên ông là biểu tượng tôn kính và mến yêu của nhân dân. Do đặc điểm của tính dị bản và sáng tác Fonclo, nên Sấm trạng có những nội dung bị biến dạng hoặc tự thêm vào vì lòng yêu mến của nhân dân. Người dân muốn mượn Trạng như một biểu tượng tinh thần để thỏa mãn những bế tắc trong đời sống của mình và cắt nghĩa những sự kiện chính trị. Phần lớn những câu sấm thuộc loại này rất dễ hiểu. Ví như câu sấm hình thành năm 2000 khi xây dựng tôn tạo di tích Đền Trạng:
Bao giờ đồng trắng như vôi
Đường đen như mực thì tôi lại về.
Sự kiện xây dựng mở mang đền Trạng được tiến hành vào mùa khô, lúc ấy cánh đồng đang đổ ải và nhân dân rắc vôi bột để khử chua. Con đường đá được mở rộng gấp nhiều lần và đổ nhựa màu đen.
Có nhiều câu Sấm còn chưa xác định rõ nguồn gốc, nhưng được truyền bá rộng rãi:
Nói về đại chiến thế giới thứ hai có bài :
Long vĩ, xà đầu khởi chiến chinh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến Thái Bình.
Hai câu đầu ứng với cuộc đại chiến mở rộng vào cuối năm Rồng ( 1940 – Canh Thìn) và đầu năm Rắn (Tân Tỵ - 1941) nhân dân đau khổ.
Đuôi rồng, đầu rắn khởi chiến tranh
Khắp mọi nơi, dân khổ vì chiến tranh
Hai câu cuối, đến tháng 1 – 1943 ( chân ngựa -  cuối năm ngọ) Liên Xô phản công ở Stalingrat rồi sang cuối năm 1943 ( móng dê – năm mùi) phát xít Hít le bắt đầu núng thế :
Móng dê, chân ngựa gian hùng tận.
Để rồi kết thúc bằng chiến thắng của quân Đồng minh đem lại hoà bình cho toàn thế giới vào cuối năm Giáp Thân ( 1944) đầu năm ất Dậu (1945)
Thân, Dậu rồi ra mới hoà bình. Hoặc:
Đến thời thiên hạ vô quân
làm vua chẳng dễ làm dân chẳng lành
gà kêu cho khỉ dậy nhanh
phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
Năm Gà ( Dậu 1945 ), năm Khỉ ( Thân 1944 ), nhà Nguyễn ( phụ nguyên ) hết số.
Rồi đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, cũng thấy xuất hiện Sấm Trạng.
Đầu thu gà gáy xôn xao