BÀI THƠ “VỊNH TRÂU GIÀ” Tài năng và khí phách Nguyễn Khuyến

  Vào năm 1902,cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang,nên vẫn được mời dự. Trong đại lễ, toàn dân và bách quan phải quỳ lạy và tung hô “vạn tuế”, chỉ riêng có Nguyễn Khuyến không quỳ lạy, ông giả bộ lóng ngóng không quỳ mà chỉ cúi lạy 2 vái .

       Bác sỹ, thày thuốc ưu tú Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện ở quận Ngô Quyền, (Hải Phòng), chắt nội của Nhà thơ, bình luận: “ Sở dĩ cụ tôi làm vậy vì bên cạnh vua Thành Thái còn có thứ phi của ông ta và tên toàn quyền Paul Doumer. Cụ căm ghét và không quỳ gối trước lũ thực dân xâm lược thì đã rõ, nhưng còn nguyên nhân khác đó là do bà Thứ phi kia vốn đã có hôn ước với ông tôi là Phó bảng Nguyễn Hoan, nhưng ông tôi từ chối vì bố của bà là Lại bộ Thượng thư Nguyễn Trọng Hợp đã đặt bút ký hòa ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883). Hoà ước có nội dung là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam”.

Không hành lễ đúng nghi thức thì phải chịu phạt, Nguyễn Khuyến bào chữa: Muôn tâu, thần giờ chỉ như một con trâu già, xin Hoàng thượng khai ân! Vua Thành Thái cười và lệnh: khanh hãy làm bài thơ “Vịnh trâu già”, nếu hay trẫm miễn tội! Nguyễn Khuyến đã ứng tác bài thơ “Vịnh trâu già” trong bối cảnh như vậy.