Chỉ số AQ sức mạnh thay đổi số phận

Câu chuyện về số phận của con người.

      _quy_satan  Theo thuyết duy tâm hay khoa học thần bí, mỗi con người có một số mệnh khác nhau. Số mệnh này thuyết duy tâm coi như mỗi người khi sinh ra đã được định sẵn một “thiên mệnh”, thiên mệnh ấy không thể đổi thay. Ví như những truyền thuyết về đứa bé sinh ra bàn chân đã có chữ “Vương” hoặc trong tay có chữ “Quốc” sau này tất hẳn có nghiệp Đế Vương vì trời đã quy định vậy. Tương tự, người phải chịu kiếp ăn mày, phải chịu lấy hai đời chồng…
      Theo các thuyết khoa học thần bí, thì định mệnh con người được căn cứ vào ngày giờ sinh tháng đẻ , năm sinh ra và các vị trí khi sinh. Sở dĩ căn cứ vậy là bởi các yếu tố ngoại lực siêu nhiên sẽ tác động lên đứa trẻ mới sinh, và vòng đời của đứa trẻ sẽ bị chi phối bởi  quy luật của các yếu tố này. Trong tử vi, người ta coi các yếu tố siêu nhiên tác động ấy như 108 ngôi sao chiếu vào đứa trẻ. Hiểu một cách giản đơn, vận số của đứa trẻ ấy sẽ bị chi phối bởi sự chiếu và những năng lượng của các ngôi sao này vận hành theo quy luật và ảnh hưởng suốt đời đứa trẻ đó. Theo đó, nếu trong quá trình vận hành, các sao tốt chiếu vào đưa bé nhiều và sức mạnh chi phối lớn thì đứa bé sẽ phát triển thuận lợi và ngược lại cuộc sống của đứa trẻ sẽ kém nếu khi sinh bị nhiều sao xấu chiếu.
     Tuy vậy, cách lý giải sẽ có những bất cập. Giả thiết vụ sóng thần tại Nhật có tới mấy chục ngàn người chết thì chả lẽ họ có chung một số phận sao? Lại nữa, hai đứa trẻ cùng giới tính sinh ra trùng giờ ngày năm tháng cũng không thể giống nhau về số phận. Lý giải điều này Tử vi cho rằng con người trong trường hợp song sinh hoặc cùng sinh trùng ngày giờ năm tháng sở dĩ có số phận khác nhau là do “Cung Phúc” trong 12 cung chi phối. Phúc đức của dòng tộc lớn thì đứa trẻ được hưởng lớn và ngược lại, trong trường hợp song sinh thì phúc đức có thể bù trì cho thứ hoặc trưởng.
         Về yếu tố nơi sinh cũng có sự chi phối đến số phận. Truyền thuyết Trung Quốc kể chuyện Tào Tháo yêu cầu Quản Lộ lý giải vì sao người anh song sinh của mình lại kém cỏi tới mức chỉ biết chăn trâu, mà mình lại là Đại vương cầm trong tay trăm vạn hùng binh? Quản Lộ có thưa rằng: khi thân mẫu ngài sinh ông anh trước, lúc đó đang ở trên bờ, bà đau quá và ngã xuống thuyền sinh tiếp ngài. Như vậy trong cùng một khắc nhưng một người sinh ở trên cạn, một người lại ở dưới nước. Thân mang mệnh rồng nên gặp cạn rồng hóa giun, còn gặp nước thì thỏa chí vẫy vùng.
         Chúng ta chưa đủ sức phản biện lại những thuyết này, nhưng nhìn dưới con mắt hiện thực, số mệnh của con người hầu như do con người tạo nên vậy. Điều quan trọng là trong mỗi con người có đủ khả năng cải biến số phận hay không. Những khả năng (hay chỉ số) này được miêu tả như là "sức mạnh" nội tại trong mỗi con người, nó bao hàm các yếu tố phẩm chất của con người đó, như trí thông minh, đạo đức, tâm hồn, ý chí...Con người muốn tạo lập được số phận phải hội đủ được nhiều chỉ số. các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những chỉ số cần có của con người, song những chỉ số ấy lại mang nặng tính thiên bẩm. Và như vậy thì các thuyết duy tâm, thần bí lại có cơ hội khẳng định cái đúng của mình. Năm 2005, các nhà khoa học đã tìm ra chỉ số mới – chỉ số AQ, đây là một chỉ số rèn luyện từ con người. Nếu có được nó chúng ta có thể vượt lên số phận.
Các chỉ số  khả năng của con người
Chỉ số IQ. IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence Quotient”, thường dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó. Ta có thể hình dung khả năng đó qua câu chuyện sau đây:
Edidon cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton (tốt nghiệp đại học y khoa Toán). Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa tính ra. Edidon đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!”. Ông mang chiếc bóng đèn ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ nước vào ống đó, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.
Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực. Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu. Các nhóm năng lực này cần được phát huy một cách đồng bộ, cân đối, đầy đủ theo hướng nâng cao dần. Nếu một thành phần không được phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.
- Nhà tâm lý học người Mỹ, L.L.Thurstone (1887 – 1955) đưa ra phương pháp phân tích đa nhân tố (1947). Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố:
thanh0V = sữ lĩnh hội ngôn từ (vebal comprehension).
W = hoạt bát ngôn ngữ (word fluency)
N = khả năng vận dụng tài liệu chữ số (Number).
S = năng lực không gian (space)
M = trí nhớ )memory).
P = tri giác (perceptual).
R = khả năng suy luận (reasoning).
- J.P.Guilford cho trí tuệ gồm 120 năng lực, chia làm 3 mặt: tiến trình, chất liệu, kết quả.
Chỉ số EQ Trí thông minh cảm xúc. EQ Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ “Trí thông minh cảm xúc “(Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ).
EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong ngườithông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Chỉ số SQ - Thông minh xã hội. Khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể... SQ được xem như chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.
Chỉ số CQ - "cái vỗ nhẹ" vào vùng não phải. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
      Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiên cứu vùng khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản: "Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng". Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể "rèn luyện" được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách tập suy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái "loé sáng" trong cái bình thường và đề xuất rất nhiều cách để tạo ra "cái vỗ nhẹ" đó.
Chỉ số PQ -Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ). Sự say mê trước hết do định hướng đúng vào công việc được lựa chọn, phù hợp với năng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của mình theo như phân loại. Những phẩm chất của người có chỉ số PC là: yêu thích tận tụy, hoàn thành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại không làm họ nản chí.
Chỉ số đạo đức MQ. (Moral Quotient, MQ). Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo  chỉ số này. Đó là vấn đề này không cần bàn  cãi. Bao giờ con người hoàn thiện vẫn là con người "có đức có tài", hai phẩm chất ấy đi liền với nhau.
Chỉ số AQ  sức mạnh thay đổi số phận
aqNăm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Theo ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.
     AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại. Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
      Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5-20%), phần lớn thuộc dạng Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.
    Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.
     1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
     2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
     3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay xở để cải thiện nó tốt hơn.
Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.
Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
 1. Đối diện khó khăn : Không chùn bước trước khó khăn, chấp nhận nó như một hiện thực buộc phải khắc phục và có ý tưởng kiên định khắc phục nó.
2. Xoay chuyển cục diện : Tìm mọi cách , mọi biện pháp tác động để biến đổi cục diện làm cho cái khó thành dễ.
3. Vượt lên nghịch cảnh : không nhìn nhận nghịch cảnh như một dấu chấm hết, một bức rào cản không thể vượt. Ngược lại, tìm thấy cái thuận lợi trong nghịch cảnh, dùng nghịch cảnh làm thuận lợi.
4. Tìm được lối ra : Xây dựng được hướng đi đúng trong đường hầm, ngắn nhất nhanh nhất hiệu quả nhất.
     Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm  phần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để  biến đổi theo hướng tiến bộ. Sự thật thì chỉ số này chính là chỉ số vượt khó. Sự vượt khó trong cuộc sống ai cũng phải gặp chỉ khác nhau nhiều ít và mức độ to nhỏ mà thôi. Nhưng lại khác nhau về phương pháp, ý chí kiên định vượt khó, chính điều này làm cho các kết quả khác nhau tạo ra những số phận. Đương nhiên, không phải cứ có AQ thì mong  muốn làm bất cứ gì cũng được, chỉ số này chỉ có tác dụng trong những phạm vi nhất định  gắn với đặc điểm, "Tầm" và "Quy mô" cho phép với từng đối tượng nhất định.
thanh2Giả thiết thường gặp là có hai người, quá trình học tập một người giỏi và một chỉ trung bình. Người giỏi sau khi đỗ đạt và thường tự phụ lập tức anh ta gặp cản đó là sếp của anh ta gét bỏ. Vật cản này quá lớn và anh buông xuôi, dậm chân tại chỗ. Người còn lại kiên trì học tập, uyển chuyển trong xử thế, sau một thời gian, anh ta có đủ năng lực như người thứ nhất. Với cách hành xử tinh tế, người này có thể bỏ qua được anh chàng học giỏi kể trên.  Hoặc có thể anh chàng giỏi này gặp một cú sốc nào đó và từ đó mất hết ý chí phấn đấu, hay quá trình tìm đường thoát khỏi bế tắc chưa đạt mục tiêu đã làm anh nản lòng....

Và đó không phải là số phận.