Yếu tố phi lý và hữu lý trong bài thơ “Nếu Hải Phòng chỉ toàn người lớn”

         Nhân đọc tập “Dắt biển lên trời” - Tập thơ thiếu nhi của nhà báo Hoài Khánh – Nxb Kim Đồng 2012

bin1Vào một ngày mưa tại Vĩnh Bảo, trong chiếc quan nhỏ, tôi và mấy bạn văn được vợ chồng Hoài Khánh tặng tập thơ mới của anh. Nói là vợ chồng vì Khánh đi cùng với người yêu suốt kiếp của mình, và chính chị là người viết đề tặng và Khánh ký, có lẽ mắt khánh kém, ngoài trời mưa tối Khánh khó nhìn. Cái hoạt động ăn khớp ấy của vợ chồng Khánh khiến tôi rất xúc động, bởi tôi đã có hàng nhiều trăm lần cuộc gặp với các nhà thơ nhà văn nhưng không mấy chứng kiến cảnh “cặp đôi hoàn hảo” như vậy.

Với thơ thiếu nhi, tôi như kẻ ngoại đạo, nên khi giở tập, tôi chọn bài đầu tiên với cảm giác không phải bài trẻ con để đọc, đó là bài  thơ Nếu Hải Phòng chỉ toàn người lớn. Tôi bỗng nhận ra rằng bài thơ viết cho nhiều người, nhưng vẫn là viết cho con trẻ. Song có lẽ điều ấy không quan trọng lắm, bởi tôi yêu cái suy nghĩ của trái tim nhà thơ. Một Hải Phòng, một Việt Nam và cả một trái đất nữa sẽ là gì nếu không còn con trẻ. Đó là một nguy cơ, một sự lụi tàn của thế giới loài người mà ngay hôm nay cuộc sống, những trang báo, những tuyên bố của các nguyên thủ quốc gia… đang âu lo cảnh báo.

Không có con trẻ “Dàn kèn đồng nhà thiếu nhi im ắng”. Đêm Trung thu chẳng ai ngồi phá cỗ”… để trơ khấc bộ mặt vật chất lạnh tanh vô hồn. Và những giá trị tinh thần cũng trở lên vô nghĩa “Phượng vĩ phố ga ngớt giọng ve sôi”,”Chuyện cổ tích ngủ lì trên cánh võng”. Rồi những giai điệu tâm hồn, những khát khao trí tuệ, những ước mơ hóa lạc loài trở lên vô nghĩa lý, và thiên nhiên với quà tặng vô giá cũng hóa vô hồn: “Ai nhặt nắng rơi trong giấc mơ hồng”,’Chẳng người nào vẽ mặt trăng có mẳt’…

Nhà thơ rất thành công với phát hiện một sự thật tưởng là phi lý nhưng lại rất hữu lý: “Bác bảo vệ chẳng có người để mắng/ Biết tìm ai hái trộm táo ông trồng. Cái thế giới con người với những luân lý tự lập ra , coi đó là tiêu chí chuẩn, một thứ chân lý xã hội để tự soi xét nhau, đánh giá về nhau, làm hư ảo cái giá trị chân xác của sự vật hiện tượng THỰC TIỄN. Bây giờ, đặt trong một tình huống cụ thể hóa ra lại là sự sai lầm nghiêm trọng. Và mới hiểu nỗi khổ khi phải suốt đời làm toàn cái đúng theo luân lý. Ôi “cái đúng”, mi là ai?

Tất nhiên “Dắt biển lên trời” còn có rất rất nhiều bài thơ hay và tròn trịa về đề tài thiếu nhi. Tác giả nhân hóa để biến chú chim gõ kiến thành bác sỹ chuyên nghiệp rất sinh động: Chẳng hề tốt nghiệp trường y/ Chú thành bác sĩ từ khi ra ràng / Không đeo túi thuốc khẩu trang / Miệng khua “cốc… cốc…” rộn vang khắp rừng / Sớm khuya khám bệnh không ngừng/ Bắt sâu, tỉa lá, chăm từng cành cao… Và có khi là một ẩn dụ về nhà trường, một bầu trời mặt đất: “Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Qua ngõ nhà trời/ Vào trường mẫu giáo…

aq1

Dắt biển lên trời là tập thơ thứ tư của nhà thơ Hoài Khánh (phóng viên Đài PT-TH Hải Phòng). Trước đó, anh đã cho ra mắt các tập: Bé kim giây (1991), Tia nắng xanh (1996), Trăng treo giữa nhà (2004).

Giới thiệu Dắt trời lên biển, nhà thơ Định Hải, Ban văn học thiếu nhi (Hội Nhà văn Việt Nam) viết: “Khoảng vài chục năm gần đây, Hoài Khánh là một trong số hiếm hoi những nhà thơ viết cho thiếu nhi có dấu ấn đậm nét, có bản sắc riêng biệt khó nhầm lẫn… Hầu như ở các cuộc thi sáng tác thơ cho thiếu nhi anh đều đoạt giải, mà thường là giải cao”.

Ở bài thơ mở đầu tập Hoài Khánh viết: “Những con chữ khó nhọc/Dắt biển lên với trời”(Đường ở đảo), có lẽ nhà thơ muốn khai một tầng sâu ý nghĩa về giáo dục, nhà trường (Khánh cũng nguyên là thày giáo dạy văn THPT); đó là những con chữ, nguồn năng lượng trí tuệ của các mái trường sẽ nâng cánh các em học sinh bay đến chinh phục những chân trời?

Tôi không phải nhà phê bình, đọc thơ của bạn mình, một người bạn cùng nghề báo chí chợt nhớ Khánh tâm sự, “khi trèo lên tháp Hải Đăng ở Hòn Dấu, nhìn xuống biển cứ như thấy biển xanh dâng dần lên dưới chân” từ một cảm giác đậm ảo giác ấy đến những vần thơ kết đọng bằng mồ hôi và day trở nơi con tim là cả một quá trình công phu dắt cái hiện thực nhỏ bé khuất lấp thậm chí mờ chìm thăng hoa thành thơ. Điều ấy chỉ có thể xảy ra nơi miền không gian của riêng thi sỹ, nơi mà trái tim thơ luôn đau đáu mà thôi.

Mùa hoa phượng 2012

NĐM