Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

Nguyễn Hữu Thịnh - nguyenhuuthinhtt@yahoo.com.vn - ĐT: 03203.789860 - Cẩm Hưng- Cẩm Giàng- Hải Dương (Ngày 25/01/2010 03:57:56 PM )

Tôi xin chia sẻ cùng tác giả: Hải Huyền Phong mấy câu đồng cảm ở bài “Ca Dao” trên!

CA DAO MÙA XUÂN

Ca dao tô thắm lòng tôi
Mà sao mộc mạc từng lời thế a?
Một đời lòng vẫn thiết tha
Tình cách xa, sao mặn mà người ơi!

Xuân về khô mộc mâng chồi

Nhớ nhau chín cả trái đời đằm sâu
Ca dao lòng nặng bấy lâu
Người ơi cánh én đưa màu xuân mong.

N.H.T

Nguyễn Thanh Tuyên - bsnguyenthanhtuyen@gmail.com - ĐT: 0989094933 - Hải Phòng (Ngày 24/01/2010 09:40:43 PM )

GIA VỊ...
Ơn gió thoảng nhớ người dưng
Nên muối chẳng nhạt và gừng mãi cay
Câu ca chìm nổi tháng ngày
Triều dâng nỗi nhớ vơi đầy người dưng

Kiếp sau sáo ngược bến sông
Trồng thêm cau với trầu không từ giờ...

Nguyễn Thanh Tuyên

Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

ĐẶNG THY ĐÔNG - ddangthidong@yahoo.com.vn - ĐT: 01266045896 - XUÂN PHONG-GIAO XUÂN-GIAO THUỶ-NAM ĐỊNH (Ngày 24/01/2010 08:05:25 PM )

Ca dao thương mấy nghĩa tình
Trong xanh ai để bóng hình dăng tơ
Ngẩn ngơ chừng ấy trăng mờ
Sao khuya lại tỏ lững lờ sương giăng...

Đọc xong ''Cao dao'' của tác giả Hải Huyền Phong tự dưng Đặng Thy Đông thấy ruột gan như ''nóng'' hết cả lên và thấy buồn nẫu ruột. Nhất là bắt gặp ngay hai dòng đầu ''Có mười bốn tiếng ấy thôi/Mà em vương vấn mà tôi nặng lòng''. Thế rồi nhân vật tôi dù ý thức được rằng có thể ''thành khói hư không/Mà sao vấn vít tơ hồng cứ đeo'' nhưng về vẫn cứ tương tư ''cảm nắng người dưng'' cứ thương cứ nhớ đầy vơi/Tháng năm dẫu cạn chân trời dẫu xa''. Ừ, rồi đúng thật, đời lắm cái lắt léo bỗng ''Ai mang con sáo sang sông /Để cho cây cải lên ngồng già nua''. Năm tháng trôi đi, xuân của đất trời thì tuần hoàn bốn mùa thay nhau biến đổi, xuân đến xuân đi rồi xuân lại về theo vòng quỹ đạo của nó nhưng xuân của đời người một đi không bao giờ trở lại... Vậy mà thoắt cái đã tuổi già'' Tóc xanh bạc bởi nắng mưa'' nhưng ''Vì sao nỗi nhớ lại chưa phai màu?''.

Đặng Thy Đông xin được chủ quan trả lời giùm tác giả Hải Huyền Phong thế này xem tác giả có đồng ý không ha. Hầu hết ai cũng công nhận nghiệp hồng trần của kiếp người sinh ra đã mang hai phần. Đó là phần con và phần người hay nói cách khác nó là sự tranh đấu giữa lí trí và tình cảm. Cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn phải gồng mình lên để phần ''con''giảm bớt, để trái tim không lạc. Thế nhưng, đôi lúc, lí trí vẫn phải chào thua tình cảm. Và ''Ca dao'' của Hải Huyền Phong là một trong số những bài đã nói hộ tâm tư thầm kín nhất mà trong thế giới tâm hồn chúng ta luôn ẩn chứa .cũng đồng ý rằng, dù như thế nào Thy Đông cũng luôn nhớ câu thơ của chú Phan Văn Nhớ: Xin được đứng giữa hai bên để triền miên gánh gồng. ''Cảm nắng chỉ là cảm nắng'', mình phải yêu thương lấy những gì quanh ta thui tác giả nhất trí ha,phải để mặt lí trí thắng thui chứ sống theo cảm tính ặc chắc tất cả chúng ta đều ngã bầm dập hết và cái xã hội này loạn hết mất.

Thy Đông nghĩ ''Cao dao'' mà Hải Huyền Phong đưa ra đằng sau nội dung này cũng chính là một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự nhẹ nhàng kín đáo răng ''đừng như tôi'' trong ''ca dao''. Chúc tác giả vui khoẻ và ngày càng có nhiều thơ hay.

Dung Thị Vân - dungthivan2910@gmail.com - ĐT: 0903 372219 - TP.Hồ Chí Minh (Ngày 24/01/2010 03:59:16 PM )

Gởi tặng tác giả HẢI HUYỀN PHONG nhân đọc bài :"CA DAO".

GỬI TÌNH

Biết tình còn có kiếp sau
Biết ai còn đứng giữa cầu cô đơn
Người dưng!..quái lạ..sao hờn
Nhớ mưa nhớ nắng nhớ cơn gió mùa
Thương ai "mười bốn tiếng".. xưa!
Mà xanh đến bạc chưa vừa nhớ thương
Đường tình đen đỏ tơ vương
Miếng trầu lỡ hẹn ..Thiên đường ..tương tư!

DUNG THỊ VÂN

Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

Đinh Thường - thuonghuyen858@yahoo.com.vn - ĐT: 0912.242.998 - Hải Phòng (Ngày 24/01/2010 03:57:53 PM )

Chia sẻ cùng tác giả:

Ca dao mộng mơ

Ca dao câu nghĩa câu tình
Thế nên thi sĩ "giật mình" thành thơ
Ý lời đau đáu mộng mơ
Ngỡ người duyên dáng còn chờ kiếp sau.

Đinh Thường

Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - ĐT: 02193846208 - Tam sơn - Quản Bạ - Hà Giang (Ngày 24/01/2010 02:04:20 PM )

Ca dao...thương đến cái cò...
Bút nghiên... mình học...ai lo cho mình...!!!

ĐẶNG THY ĐÔNG - ddangthidong@yahoo.com.vn - ĐT: 01266045896 - XUÂN PHONG-GIAO XUÂN-GIAO THUỶ-NAM ĐỊNH (Ngày 25/02/2010 06:46:35 PM )

Cảm ơn tác giả Hải Huyền Phong đã mang đến cho bạn đọc những dòng thơ đầy '' hồn ''. Thân gửi Hải Huyền Phong

Đọc thơ cảm mến hồn người
Mặt thì chưa gặp nụ cười thơ vui
Cuộc đời duyên ngộ ai sui ?
Cảm ơn lục bát cho tôi học thầy

Phạm Bùi Thanh Thảo - gaixuongrong@yahoo.com - ĐT: 0366281041 - Thái Bình (Ngày 5/02/2010 09:16:03 PM )

Gửi tác giả Nguyễn Đình Minh! Đọc thơ anh thấy đậm chất nhân văn trữ tình. Mình rất ấn tượng bài "Đêm cõi mê".Tác giả thật khéo, tinh tế, ý nhị và cũng rất chân tình. Ai đó cho rằng nó không phải văn hoá Việt nhưng tình yêu nó có thể vượt qua rào cản vùng miền văn hoá bởi vì tình yêu không có tội. Mình nghĩ ai cũng chỉ có một kiếp người. Sống là để yêu thương nhau. Chỉ có một điều đúng như hai câu kết của tác giả " Một năm có mỗi đêm giời Trăm đêm buốt nỗi thương người trong tim." Tình yêu thực sự thường làm cho con người ta đau khổ nhất. Chúc tác giả sức khoẻ. Thân ái!

Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

Hoàng Roãn Tuấn - hoangroantuan@haiphong.edu.vn - ĐT: 0936542986 - Vĩnh Bảo - Hải Phòng (Ngày 10/02/2010 11:20:58 AM )

Sa pa trong s­ương là một hình ảnh khá quen thuộc với mỗi người Việt khi đến với mảnh đất thơ mộng này. Cảnh núi rừng trùng điệp chìm trong sương mai tạo lên một thoáng mơ mơ thực thực. Nhưng có lẽ cái hồn của Sa Pa là những câu chuyện tình dồn nén tích tụ từ bao đời nay vẫn tồn tại một cách khách quan cùng với dòng chảy của cuộc sống xô bồ.
"Đêm cõi mê" của Nguyễn Đình Minh đã chạm đến cái thần, cái hồn của Sa Pa. Chợ tình của Sa Pa đã trở thành một nét đẹp văn hoá mang đậm tính nhân bản sâu sắc. Nó gợi cho ta trở lại tiềm thức sâu thẳm của lòng mình, nhặt tìm trong quá khứ những những vương vấn đầu đời. "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm đâu dễ mấy ai quên", hay của những chàng trai cô gái "Yêu nhau chẳng lấy được nhau. Đành như con nhện bỏ rầu tơ vương".
Ở đời có ai thoát được "lưới tình" mà đã mắc phải thì khó mà gỡ cho ra. Vì vậy họ đành phải sống trong tình trạng phải chấp nhận, những kỉ niệm yêu cũng theo đó mà đi vào lãng quên.
Bài thơ "Đêm cõi mê " đã đánh thức ta trong thế đối cực giữa quá khứ và hiện thực. Xưa vì lỡ dở duyên tình, không lấy được nhau. Nay mỗi năm họ được gặp nhau một lần vào đêm tình mùa xuân. Nên "Đêm nay đêm của chúng mình" thế giới của hai người là thế giới của những hồi ức, về những kỉ niệm yêu nồng nàn da diết. Tiếc rằng thời gian một đêm không đủ dài để họ nói hết được lời ái ân, đành lỗi hẹn đợi năm sau. Kết bài thơ là một hiện thực trong cõi lòng của chàng trai và cô gái sau đêm tình mùa xuân.
"Một năm có một đêm giời,
trăm đêm buốt nỗi thương người trong tim".
Bao nỗi lưu luyến, nhớ thương, vấn vương, sầu muộn như được dồn nén lại trong hai câu thơ này. Sự tiếc nuối cất lên thành tiếng và rồi họ lại trở về với cuộc đời thực với chính mình, lại sống trong nhớ nhung chờ đợi mùa xuân lại đến. Bài thơ còn hé mở cho ta một tình cảm nhân văn sâu sắc. Phải chăng đó mới chính là ý tưởng mà nhà thơ kín đáo gửi vào lời của bài thơ.

Nguyễn Thanh Tuyên - bsnguyenthanhtuyen@gmail.com - ĐT: 0989094933 - Hải Phòng (Ngày 4/02/2010 06:55:52 PM )

ĐÔI LỜI VỚI BÀI"ĐÀN BẦU..."
(Của một người sắp quen)
Thân ái gửi thầy giáo Nguyễn Đình Minh

Ngân nga chỉ một sợi đàn
Tiếng trầm tiếng bổng thế gian tỏ bầy
Nhạc lòng chắt giọng thơ hay
Như ong luyện mật nồng say hương rừng

Nguyễn Thanh Tuyên

Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

nguyễn mạnh hoàng - ruonghoang2002@yahoo.com - ĐT: 0936542963 - vĩnh bảo- hải phòng (Ngày 10/02/2010 11:25:02 AM )

Nguyễn Đình Minh và sự nặng lòng với cội nguồn. Tôi đến thăm thầy Nguyễn Đình Minh vào một buổi chiều muộn. Thầy đang ngồi kể chuyện cho cậu con trai vừa tròn ba năm tuổi. Điều đặc biệt là trong mỗi lời kể là thầy chỉ kể nửa đầu, nửa còn lại thằng bé bi bô nói nói tiếp. Không khó để nhận ra rằng câu chuyện mà thằng bé đang nghe nó đã được ba kể lại nhiều lần, cho nên nó mới thuộc như thế. Nhưng thằng bé lại nghe chuyện một cách đầy hào hứng. Tôi bị cuốn hút vào câu chuyện mà hai cha con thầy kể một cách kì lạ. Câu chuyện có tên là “Nhà bà nội tôi”. Là không gian của một làng quê, là những cây dừa soi bóng xuống mặt ao trước nhà, là chị gà mái đưa đàn con đi kiếm ăn, là tiếng kêu eng éc của những chú ỉn mỗi khi đòi ăn. Đặc biệt là ấn tượng về người bà nội với mái tóc bạc màu thời gian, với cái lưng còng của tuổi tác, sự nhọc nhằn và tình yêu thương vô bờ bà dành cho các cháu. Và kết thúc câu chuyện là một câu hỏi “ Con có yêu bà nội không”, thằng bé bi bô “có ạ”. Tôi đọc những sáng tác thơ của thầy thấy ngân lên một tiếng lòng thiết tha diệu vợi với cội nguồn và các giá trị truyền thống. Là “Một mảnh tháng mười” với những xóm nghèo, lũ trẻ rủ nhau hun chuột, là hương cốm đong đưa theo nhịp tiếng chày. “Nơi những xóm nghèo Lũ trẻ con rủ nhau đi hun chuột Tiếng cười rung vòm trời màu thiếc Mùi cốm lan theo thậm thịch tiếng chày” Là những kí ức của thời thơ ấu với những trò chơi dân gian “ Những que chuyền líu ríu cọ vào nhau Qủa cà nhỏ lăn một thời thơ ấu Tóc cũn cỡn đỏ quạch màu cháy nắng Vì quả khế chua hờn dỗi mấy ngày” (Chân dung người đàn bà) Và những khát khao thật đáng trân trọng của một con người mà tuổi thơ gắn với làng quê đồng ruộng “Xoè một que diêm châm lửa vào tôi Thấy tan chảy bao điều phù phiếm Trước ồn ã xô bồ cuộc sống Khát khao sao một mảnh tháng mười” Là người mẹ nghèo, là những năm tháng nhọc nhằn đói khổ “ Hoa gạo rụng xuống tháng ba Nơi làng đói tòng teo hết gạo Mẹ tựa cửa suốt đêm chờ sấm dậy Suốt đêm không có hạt mưa rào” (Mùa hoa gạo) Là cả những “Đêm nghe hát chèo quê nội” để thấy “ Hồn dân dã như bờ tre gốc lúa Theo giọng chèo sâu vợi vào khuya” Những người con gái xuất hiện trong thơ Nguyễn Đình Minh bao giờ cũng mang những vẻ đẹp truyền thống. Cũng có khi là cô Thị Mầu lúng liếng, khát khao yêu đương rạo rực, có khi là nàng Mị Châu nhẹ dạ ngây thơ, nàng Tô Thị cùng đá “chìm vào vô tận”, và biết bao những cô gái thôn quê diu dàng và đằm thắm... Trong suy nghĩ của tôi Thầy là người thành đạt ở nhiều phương diện: Một nhà giáo ưu tú bồi đắp cho biết bao nhiêu thế hệ học trò trưởng thành, Một nhà quản lý năng động và sáng tạo, và một nhà thơ luôn nặng lòng với các giá trị truyền thống. Nhưng con người ấy không bao giờ lãng quên cội nguồn, luôn khắc sâu trong tâm hồn chút “hương bùn quê”, vì nó chính là thứ “đã làm ta tồn tại”. Luôn hiểu rằng “Con sinh tồn nhờ đất cha quê mẹ”. ít ai có được vốn liếng văn hoá dân gian phong phú như thầy. Nó luôn là cảm hứng, là đề tài, là thi liệu phong phú trong các sáng tác của Nguyễn Đình Minh. Tôi cùng quê với thầy. Đọc truyện ngắn “TY HÊNH” của thầy, tôi bất chợt giật mình. Những không gian trong câu chuyện, là những ruộng dưa hấu, là cây si cổ thụ đầu làng sừng sững theo thời gian, là những câu chuyện phiếm mà tôi đã từng nghe ai kể ở đâu đó. Cả những nhân vật trong câu chuyện đó nữa. Họ ở rất gần tôi, vậy mà bấy lâu nay tôi chưa từng để ý. Trong suy nghĩ của tôi thầy là một người thành đạt ở nhiều phương diện. Một nhà giáo ưu tú vun đắp cho biết bao thế hệ trưởng thành. Một nhà quản lý năng động và sáng tạo. Và một nhà thơ luôn nặng lòng với cội nguồn và các giá trị truyền thống. Giữa cuộc sống xô bồ của thời kì hiện đại, có bao người thành đạt nhưng đã lãng quên quá khứ, quên đi cội nguồn. Thầy là một nhân cách lớn.

Về chùm thơ đăng trên Lucbat.com

Phạm Thu Anh - thuanhtttd@gmail.com - ĐT: 0316639968 - Hải Phòng (Ngày 5/02/2010 05:09:48 PM )

Gửi Hải Huyền Phong
Đã đọc “Giải quyết xung đột, bằng tâm lý học quản lý”, truyện “Lão Ty Hênh” và chùm thơ “Nghĩ trong mắt bão”, chùm thơ đã gây dư luận năm 2008 tại Hải Phòng, chùm “Hương bùn” trên Văn nghệ … nhưng quả thật không ngờ lại gặp Hải Huyền Phong làm thơ lục bát.
“Viết trước cơn dông “ lột tả một tâm trạng bức xúc của một phía trái tim nóng bỏng. Cái cảnh “ruột như có lửa, lửa càng cháy thêm” diễn đạt thật hay tâm trạng người con trai, trong khi người tình lại có vẻ thờ ơ nhẩn nha, bình tĩnh. Chính cái mâu thuẫn ấy tạo ra những nghi vấn, bồn chồn và một cơn giông sắp đến của tâm trạng? Tôi mê những câu có hồn của bạn :
Em ngồi chải tóc trước thềm
Hương bồ kết thả vào đêm như bùa
(Viết trước cơn dông).
Chắc bạn căn cứ vào truyền thuyết vùng Thanh Hoá về tượng đá không đầu trôi dạt vào bờ biển để viết “Đá không đầu”? Quả thật câu chuyện về Mỵ Châu trong các truyền thuyết “An Dương Vương””Thần Kim Quy” có nhiều cách nhìn cách đánh giá. Dường như tác giả thiên về bênh vực xót thương cho số phận cuộc tình Mỵ Châu? “ Đôi vai oằn nặng nỗi đau một thời” quả thật xót xa quá, từ ngàn xưa truyền thuyết thần Kim Quy đã bảo “Giặc ở sau lưng nhà vua đó” và đến tận bây giờ nàng vẫn bị coi như một kẻ phản bội Tổ quốc. Nhưng đúng như tác giả viết :
Mỏng manh một kiếp hồng nhan
Làm sao tình hiếu vẹn toàn cả hai?
(Đá không đầu)
Một câu hỏi không dễ giải cho những người con gái có trái tim yêu thật hết lòng! chỉ tiếc Mỵ Châu và cả Trọng Thuỷ nữa cũng không biết mình là công cụ cho mưu đồ xâm lược ? Họ vô tội và cách nhìn nhận như vậy thật nhân văn.
Giữa cuộc sống ồn ào hiện đại và những giá trị văn hoá Việt, đọc “Đêm cõi mê” thoảng như có gì bi kịch, mê muội, nhưng bình tĩnh lại thì thấy thật và sáng lên một nét văn hoá rất con người, nhưng tiếc đó lại không phải văn hoá dân tộc Việt (Kinh). Người yêu nhau không lấy được nhau nhưng được gặp lại nhau trong một đêm cõi mê :
Trái tim mưa nắng nát nhàu
Giờ run nhịp mối tình đầu nguyên sơ
( Đêm cõi mê )
Nhưng rồi cũng vẫn buốt nhói :
Một năm có mỗi đêm giời
Trăm đêm buốt nỗi thương người trong tim
( Đêm cõi mê )
Đây là một thực tại của cuộc đời, ai cũng hiểu chẳng người nào không hiểu, nhưng lại chôn chặt nơi cõi lòng suốt kiếp. Tác giả là một trong những người bắn quả pháo sáng vào cái miền đêm thăm thẳm ấy… chỉ còn một điều day trở Nguyễn Đình Minh đến đất Khâu Vai làm thơ hay làm nhân vật trữ tình của bài thơ?