Newton và tiên tri tận thế vào năm 2060
Khi ở vào tuổi gần đất xa trời, nhà khoa học vĩ đại nhất nước Anh, Isaac Newton, đã đặt bút vẽ nguệch ngoạc lên quyển bản thảo dày 4.500 trang những ký hiệu và phương trình toán học kỳ lạ hòng nỗ lực tìm ra ngày tận thế.
Bản thảo viết tay có mục đích giải mã Kinh Thánh có ít người biết đến này được tìm thấy ở một thư viện tại Jerusalem và được đem phổ biến trước công chúng vào năm 2003.
Nhà khoa học Stephen D. Snobelen, Đại học King’s College (Halifax), đã nghiên cứu lời tiên tri này và ông từng trả lời phỏng vấn trên nhiều hãng tin lớn trên thế giới về lời tiên tri của Newton.
Sir Newton đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học, nhưng việc ông để lại một quyển sách tiên tri đã làm nhiều người phải bật ngữa. Dù không phải là một tín đồ độc thần giáo mê muội nhưng việc ông dành thời gian cuối đời để giải mã lời tiên tri trong Kinh Thánh là một điều bí ẩn.
Trong quyển sách này, Newton đưa ra dần dần các chi tiết trong sách tiên tri Daniel về việc hình thành quyền lực của Giáo hội và sự cai trị của Đức Giáo Hoàng có “sức mạnh vượt trên tất cả nền tư pháp của nhân loại”, và thời gian tồn tại của tôn giáo này.
Ông đưa ra nhiều con số xác định thời điểm hình thành quyền lực Giáo hội (năm 609, 774, 788 và 841), và thời gian tồn tại của họ (1260, 1290, 1335, 1869, 1899 và 1944); nhưng không có kết luận nào với các con số này và chỉ trong những dòng chữ run rẩy cuối đời, Newton mới miễn cưỡng viết ra con số 2060.
Điều đáng chú ý là Newton không nói trái đất bị hủy diệt hoàn toàn, mà sau những biến động (trước hoặc sau 2060), một thiên đường mới, một trái đất mới sẽ hình thành và tồn tại đến một ngàn năm. Một thánh địa Jerusalem thứ hai đến từ thiên đường xinh đẹp như cô dâu sắp về nhà chồng. Cuộc hôn nhân thần thánh. Thượng Đế ngự trên cao lau những giọt nước mắt của con người, ban cho họ đời sống hòa bình, và tạo ra thứ tinh khiết nhất. Sự vinh quang và hạnh phúc của tân Jerusalem hiện diện trong một ngôi đền có sự giác ngộ của các vị Thánh. Và trong thành phố của những vị vua ở trái đất, ân huệ của các Ngài được ban rãi ở khắp nơi.
Không giống như những nhà tiên tri trước đó đặt mốc thời gian tận thế vào năm 2000, giả thuyết của Newton chậm trễ hơn và chắc là nằm trong sự phát hiện đặc biệt nào đó của ông.
Khi Newton tiên tri thời điểm tận thế vào năm 2060, người viết nhớ đến một bài luận giải Sấm Trạng Trình từng đọc được trên Internet cũng có mốc thời gian gần đúng như ông đưa ra. Trong sấm có câu xác định mốc thời gian: “Ngã bát thế chi hậu” (tám đời sau ta).
Theo lục thập hoa giáp, một đời người có 60 năm.
- 8 đời * 60 năm = 480 năm
- Trạng Trình sinh năm (1491-1585) + 480 năm = (1971-2065)
Vậy liệu có phải Trạng Trình và Newton có ý tưởng tương đồng khi tìm được đáp án nan giải của nhân loại hàng thế kỷ qua?