Có thể bạn quan tâm
Một thoáng Đồng Châu.
Đến Tiền Hải, không khí trong xe háo hức hẳn lên, tinh thần mọi người phấn chấn khao khát, đợi chờ. Người bạn lái xe mở đĩa hát, những ca từ dịu ngọt du dương ”… Nghe sóng biển Đồng Châu vui mê mải hát bốn mùa, nghe tiếng trống năm ba mưới còn vang động đến bây giờ…”. Anh bạn tôi, phóng viên của báo Pháp luật đời sống tâm sự : ” Mình đi được 3 châu 3 biển và xuyên Á. Xuyên Việt không biết bao nhiêu lần, nhưng cái bãi biển Đồng Châu ngay sát nhà thì lại chưa đI thật là khuyết điểm !” Câu nói hài pha chút tâm sự thạt của anh làm mội người cười oà và xốn sang thêm. Chúng tôI đến một ngã tư đường làng xuyên qua một chợ cóc, anh lái xe hạ kính hỏi một bà bán quán : “Cho cháu hỏi bãi biển Đồng Châu ở đâu?”, “Đây là Đồng Châu, còn bãi biển kia !” Mọi người dán mắt về phía trước. Sau nửa phút xe chạy …Đồng Châu hiện ra trước mắt.
Không phải rồi, một ai đó trong đoàn thốt lên. Chúng tôi ào cả xuống xe. Hình ảnh mà tôi thu nhận vào mắt là một con đê làng nguyên sơ dài, dưới chân đê là một dãy nhà hàng làm bằng tranh tre. Xa xa là một chiếc đầm lớn cạn nước đầy các nhà chòi mọc lên như nấm và dưới mặt đất là các ô đăng chăng kín trông như cảnh “phông” của một bộ phim dã sử Trung Quốc.
Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5km. Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng. Cồn Vành rộng 15km2, có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển ... Đồng Châu, có bầu không khí trong lành của biển luôn lộng gió. Nơi đây cũng tồn tại di tích đền Nhà Bà thờ vợ một vị vua đời Tống bên Trung Quốc đã có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Đặc biệt Đồng Châu là cơ sở hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám.
Nhưng tát cả chỉ có vậy, kể cũng đã là nhiều cho một tiểu thắng cảnh, song có điều đến một lần du khách sẽ ngao ngán và chắc rằng không ai đến thêm một lần nữa. Dường như Thái Bình chưa có ý thức đầu tư cho một khu du lịch. Những nhà hàng kiểu quê mùa không phải lúc nào cũng hút khách. Hệ thống nhà nghỉ thưa vắng, cũ kỹ và cách xa khu trung tâm. Bãi biển, còn nhiều bùn rác và thực tế là bãi nuôi sò. Khi thuỷ triều xuống toàn bãi mênh mông một thứ bùn sa và những dải đăng chăng kín. Thậm chí còn có những đàn vịt thung thăng kiếm mồi. Bởi nếu muốn tắm biển phải đợi nước lên và muốn tắm nước tốt du khách phải đi tàu, xuồng gắn máy ra tận Cồn Thủ, Cồn Vành. Cách đất liền 7km. Các hoạt động dịch vụ đều ở mức giản đơn nhỏ lẻ manh mún tự phát không có dấu hiệu của ý đồ quản lý rõ ràng. Các yếu tố tự nhiên, văn hoá mới dừng ở hình thức phô diễn vẻ nguyên sơ vốn có mà không có dấu hiệu của quy hoạch đầu tư.
Đoàn chúng tôi đến vào giữa hè, cô phóng viên nhanh nhẹn nhất đoàn đếm mãi cũng chỉ tháy có 2 chiếc ô tô và 18 người khách ! Đó là một sự thật đáng buồn. Tôi nhớ lại khi trình bày dự định du lịch Đồng Châu bè bạn tôi không một ai là không ngăn cản. Bây giờ mới thấy sự thật như vậy.
Đồng Châu đã bỏ qua những phẩm chất của một khu nghỉ mát, điều dưỡng : có trời có nước biển có gió , cồn vịnh, không gian rộng yên tĩnh và có những di tích văn hoá. Nếu có ý tưởng quy hoạch và biến ý tưởng thành hiện thực đồng nghĩa với việc thiết lập một cơ chế quản lý xây dựng điều hành, cơ sở vật chất hạ tầng tốt đi kèm với dịch vụ và quảng bá, chắc chắn Đồng Châu sẽ đúng là cánh đồng châu báu của Thái Bình.