Lưu Bá Ôn và những tiên tri ứng nghiệm

     luu0 Lưu Bá Ôn , tên thật là Lưu Cơ  (1311-1375); là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại; là người đã đề cao tư tưởng “quan bức, dân phản”, đồng thời là tác giả Mại cam giả ngôn, một tản văn nổi tiếng nhằm đả kích giới thống trị thối nát.

Nội dung trích đăng dưới đây đã được chúng tôi lược trích đi những đoạn kiến giải mang nặng tính chính trị đương đại của người biên soạn trước, và chỉ để lại những nội dung của văn bản, không bình luận. Lời bình luận hay nhất trong Sấm truyền là hiện thực sáng tỏ theo thời gian.

      Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây, tất thảy có 64 nội dung tien tri như 64 quẻ độn trong cách gieo quẻ giải đoán của quẻ Phục hy.

Thân thế và sự nghiệp

     Lưu Bá Ôn, người huyện Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang. Nhờ siêng học, đam mê đọc sách, ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn. Vào cuối đời nhà Nguyên, ông thi đỗ tiến sĩ, được bổ làm quan; nhưng vì bị chèn ép, chỉ trích nên ông tức giận bỏ về ở ẩn năm 1360.

      Khi Chu Nguyên Chương khởi nghiệp, lấy lễ mời ông ra giúp. Ông đệ trình bản Thời vụ thập bát sách (tức 18 sách lược vận dụng trong tình thế đương thời) , liền được tin dùng, cất ngay lên chức Quảng Văn quán Học sĩ. Rồi nhờ những kế sách trên, mà quân nổi dậy lần lượt đánh tan các tập đoàn quân phiệt mạnh như Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành…chiếm lấy các tỉnh vùng hạ lưu sông Trường Giang. Năm 1367, ông lại bày mưu cho Chu Nguyên Chương chiếm Sơn Đông, Hà Nam, rồi tiến đánh kinh đô của nhà Nguyên là Đạo Đô (nay là Bắc Kinh), khiến vua Nguyên Thuận Đế (1333-1370) tháo chạy, triều nguyên sụp đổ. Khi đại cuộc đã định xong, Lưu Bá Ôn được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành Ý Bá. Kể từ đó ông cùng với Tống Liêm(1310-1381) giúp vua chế định mọi công việc, từ khoa cử, hình pháp cho đến lễ nhạc…

Sau thấy Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) rắp tâm hãm hại công thần, tháng 8 năm Hồng Vũ thứ nhất (khoảng tháng 10 năm 1368), ông đệ đơn xin từ chức, nhưng mãi đến năm 1371, ông mới được về nghỉ sau khi từ chối ngôi vị tể tướng.

     Về cuối đời, do bất hòa với Tể tướng Hồ Duy Dung, ông buồn rầu mà sinh bệnh. Sau khi uống thuốc, bệnh càng trở nên nguy kịch, và ông mất hơn một tháng sau đó (năm 1375), hưởng thọ 64 tuổi.

Tác phẩm

     Tác phẩm của Lưu Bá Ôn có Thành Ý Bá văn tập, gồm 20 quyển, trong đó nổi bật là phần bàn về mưu lược quân sự, mà tiêu biểu là quyển Bách chiến kỳ lược, nêu lên một trăm loại hình tác chiến trong mọi điều kiện, được giới quân sự đánh giá cao.

Huyền thoại

     Lưu Cơ truyện trong bộ Minh sử không ghi chép gì về thuật phong thủy của ông. Nhưng dân gian thì lại lưu truyền rất nhiều chuyện, như chuyện Lưu Cơ chọn đất xây cung điện (chép trong Anh liệt truyện), hay chuyện ông cùng các thầy phong thủy huyện Hải Diêm bàn luận về long mạch ở Trung Quốc (chép trong Lạc dao tư ngữ) v.v…

Đề cập đến vấn đề này, sách Bí ẩn của phong thủy có lời bình:

Lưu Cơ về ẩn dật ở quê, nghe nói ông bị Hồ Duy Dung sai thầy thuốc đầu độc mà chết. Trong con mắt các thầy phong thủy, Lưu Cơ là bậc thầy về thần cơ diệu toán, là nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử phong thủy. Với một “thần nhân” như vậy mà không hiểu làm ăn thế nào, để đến nỗi cuối đời, bị bất hạnh, thậm chí bị đầu độc mà chết? Xem ra, thuật phong thủy không cứu nổi con người. Sau khi có lời bàn tương tự, hai tác giả là Đại tá Trần Ngọc Thuận & Trần Thanh Loan đã kết luận rằng: Lưu Bá Ôn, lúc già bị thất sủng, bị bệnh tật và bị đầu độc chết, Nhân sinh khó tránh thiên mệnh, thế sự suy vi nhân vô thập toàn.Qua đó cho rằng ông chán cảnh đời chán cảnh vua tôi bạc tình đa nghi cho bậc trung thần cứu quốc. Quyết chí đi về cõi thiên thu lánh sự thời gian gian.

Nhận xét tác phẩm

   Trong Lịch sử Văn học Trung Quốc tập 3, có giới thiệu vài tác phẩm tiêu biểu của Lưu Bá Ôn kèm theo lời nhận xét, tóm lược như sau:

Tản văn

     Bài Mại cam giả ngôn (Lời người bán cam): thông qua cuộc nói chuyện giữa người bán cam và tác giả, bằng giọng văn sắc sảo, sinh động, mạnh mẽ; truyện đã vạch trần và công kích sự thối nát của tầng lớp thống trị…

Bài Tùng phong các kí: lời văn điêu luyện, miêu tả thành công hình tượng và âm thanh của cây thông núi, rất xác thực và sinh động…

Nhưng đặc biệt hơn cả là tập Úc Li tử, gồm 18 chương (195 thiên), bằng thể văn ngụ ngôn, được viết vào đời Nguyên, khi ông còn ở ẩn.

Trong Lời tựa, Từ Nhất Quỳ khi nói đến ý đồ sáng tác của tác giả: có lẽ vì ông muốn uốn nắn cái sai lầm của triều Nguyên, nên gợi ra mà nói. Và Lịch sử Văn học Trung Quốc có lời bình:

    Trong tập Úc Li tử, chủ yếu tác giả đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị, để gieo rắc nhiều những thứ, như tư tưởng thống trị, quan niệm đạo đức, quan điểm định mệnh theo phong kiến…Tuy nhiên trong đó có không ít truyện ngụ ngôn đã bóc trần được hành vi tội ác bóc lột và lừa gạt nhân dân của tầng lớp thống trị, công kích sự thối nát, bất lực và lòng tham không đáy của họ, như chuyện Dưỡng thư giả (Người nuôi khỉ), Dưỡng Phong giả (Người nuôi ong)…Về mặt nghệ thuật, trongÚc Li tử, mỗi bài thường ngắn gọn, nội dung sinh động, ngôn từ giản đơn, tự nhiên và đều có khả năng đứng độc lập vì chỉ được liên kết nhau qua lời bàn của nhân vật Úc Li Tử.

Thơ ca

    Nhìn chung, lời thơ mộc mạc, hào phóng, hùng hồn mang phong cách thơ cổ, làm khơi dậy dòng thơ phục cổ sau này. Lịch sử Văn học Trung Quốc đánh giá: Nhờ gần gũi nhân dân, nên trong các tác phẩm thơ ca của ông ở thời kì đầu, có không ít bài phản ảnh được hiện thực xã hội, cảm thông được nỗi thống khổ của nhân dân. Như bài Mãi mã từ, Bắc thượng cảm hoài, Tặng Chu Tông Đạo; ông không những chỉ trích gay gắt những quan lại địa phương chiếm đoạt gạo cứu tế, vu cho dân lành là kẻ cướp; mà còn vạch hành vi trần tội ác, thói hay đàn áp của chúng, làm nguy hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Điểm nổi bật nữa là, qua thơ ca, ông đã chỉ ra một chân lí cuộc sống “quan bức, dân phản”…

Thực tế là trong những người tu luyện, hoặc những người có những khả năng đặc biệt, họ có thể thấy được nhiều điều trong tương lai. Tôi xin đóng góp một bài này để tham khảo, dù sao nếu những lời cảnh tỉnh này giúp ích cho việc hồi tâm, chuyển ý, hướng thiện con người ta thì đó cũng là việc nên làm.

Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây

       Lời dịch giả: Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều triều đại vua chúa, mỗi một triều đại đều có người tu Đạo, nên đã có một số dự ngôn để lại đời sau, như bài thơ dự ngôn của Bộ Khư Đại Sư đời nhà Từ, “Bài đẩy lưng” của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đời nhà Đường (bên cạnh Lý Thái Dân). “Mã tiền khóa” của Khổng Minh thời kỳ chiến quốc. “Mai hoa thơ” của Thiện Ung đời nhà Tống. Bài “Bánh Chiên Ca” của Lưu Bá Ôn đời nhà Minh (bên cạnh Chu Nguyên Chương).

Đến hôm nay thì tất cả dự ngôn ấy đã có người giải ra rất chính xác với chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Người tu Đạo không cầu danh lợi nên những gì họ để lại đời sau chắc chắn không phải khoe tài, có lẽ chỉ nhằm mục đích cảnh tỉnh đời sau là sự việc trên đời đều đã có sự sắp xếp của Trời. Tất cả bài đều nhắc đến cùng một việc là đừng nên bỏ lỡ việc lớn nhứt ở trên đời sẽ xảy ra. Hôm nay có lẽ tất cả những Thần ấy đều có mặt tại đây để nắm giữ cơ hội cuối cùng này. Bài dưới đây là một bài khác của Lưu Bá Ôn đã phát hiện ở trên bia đá, tạm dịch nghĩa nên chắc chắn không chính xác, chỉ để hiểu sơ đại ý bài thơ.

     Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi nhãn. Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu diêu tự tại lạc vô biên. Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền(trước mắt).

Bình địa không có ngũ cốc trồng. Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người. Nếu hỏi ôn dịch hà thời hiện, nên xem giữa tháng 9 tháng 10 mùa đông. Người làm việc thiện thì được thấy, người làm việc ác không được xem. Trên đời có người hành đại thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng.

Còn có mười sầu ở trước mắt.

Nhứt sầu thiên hạ loạn khắp nơi. Nhị sầu đông tây người đói chết. Tam sầu hồ rộng bị đại nạn. Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói. Ngũ sầu nhân dân không an nhiên. Lục sầu mùa đông giữa tháng chín tháng mười. Thất sầu có cơm không người ăn. Bát sầu có người không áo mặc. Cửu sầu thi thể không người liệm. Thập sầu khó qua năm heo chuột. Nếu được qua khỏi đại kiếp niên, mới tính là thế gian bất lão tiên.

Dù cho là thiết La Hán làm bằng đồng, khó qua mùng mười ba tháng bảy. Cho dù bạn là Kim Cang Thiết La Hán, trừ phi thiện mới được bảo tồn. Cẩn phòng người người khó khăn qua. Ngãi qua thiên phiên năm Rồng Rắn. Ấu nhi giống như Chu Hồng Võ, Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.

Sư tử gầm như Lôi, hơn hẳn trăm cọp hung. Tây giác hiện ra đuôi, bình địa gặp mãnh dược. Nếu hỏi thái bình niên, dựng cầu nghinh tân chủ. Thượng nguyên giáp tử đến, Người người ha ha tiếu. Hỏi bạn cười cái gì? Nghinh tiếp tân địa chủ. Trên quản đất ba tất, tối không nạn trộm cướp. Tuy là mưu vì chủ, chủ ngồi thổ trung ương.

     Nhân dân gọi chân chủ, tiền bạc là cái bửu, nhìn thấu dùng không được, nếu thật là cái bửu, lòng đất nứt không ngã.

Bảy người nhứt lộ tẩu, dụ dỗ đã vào khẩu.

Ba chấm cộng một mốc (Chữ Hán ghép lại là chữ Tâm),

Bát Vương nhị thập khẩu (Chữ Hán ghép lại thành chữ Thiện).

Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an.

Từ bài trên, có tiên đoán về Tứ Xuyên, các bạn thử đối chiếu với trận động đất kinh hoàng vừa rồi, hàng chục nghìn người chết và mất tích. Năm Rồng rắn là hai năm sắp tới 2012 và 2013.

Được đăng từ năm 2003 và có nhiều ý kiến xác thực.

Đây là bản dịch khá chính xác:

Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây

luubaon41. Trời có mắt.

2. Đất có mắt.

3. Mọi người đều có hai con mắt.

4. Trời dịch chuyển.

5. Đất dịch chuyển.

6. Sống lâu tự tại nhạc vô biên.

7. Người nghèo thì một vạn (người) còn lại một nghìn.

8. Người giàu thì một vạn còn lại hai ba (người).

9. Giầu nghèo không chịu chuyển hồi tâm.

10. (Hãy) Nhìn xem ngày chết ở trước mắt.

11. Đất bằng không trồng được ngũ cốc.

12. (Nơi) Canh phòng bốn cõi tuyệt không hơi người.

13. Như là có bệnh truyền nhiễm đang hoành hành .

14. Những thấy chín mùa đông dài mười tháng.

15. Người sống thiện có thể nhìn thấy được.

16. Kẻ sống ác thì không được xem.

17. Trên đời có người hành đại thiện.

18. Phải biết rằng gặp kiếp này là không thể mưu tính khác được.

19. Hoàn toàn có thể nhìn thấy mười cái sầu ở trước mắt.

20. Một sầu thiên hạ loạn khắp nơi.

21. Hai sầu đông tây người chết đói

22. Ba sầu hồ nước yểm chứa tai nạn lớn

23. Bốn sầu các tỉnh bốc khí độc (khói tàn ác).

24. Năm sầu thấy nhân dân bất an như thế.

25. Sáu sầu chín mùa đông dài mười tháng

26. Bảy sầu có cơm mà không có người ăn

27. Tám sầu có người không áo mặc.

28. Chín sầu thi thể không người liệm

29. Mười sầu khó qua năm Hợi năm Tí.

30. Vượt qua được năm đại kiếp nạn. (qua được năm Hợi năm Tí)

31. Mới tính (toán thấy) khoảng đời (sống) chẳng (như) lão tiên.

32. Dù cho là Thiết La Hán làm bằng đồng.

33. Khó qua mùng mười ba tháng bảy.

34. Cho dù là Kim Cang Thiết La Hán.

35. Trừ phi tích thiện mới được bảo tồn.

36. Có cẩn thận phòng bị đến đâu cũng khó mà qua được.

37. Cửa vượt Trời lần lượt vào năm Thìn Tỵ.

38. Trẻ em tốt như Chu Hồng Võ. (Trẻ em được chăm sóc tốt như con vua chúa)

39. Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.

40. Sư tử gầm như sấm.

41. Quá thương tiếc trăm hổ.

42. Trâu tê (giác xuất) hiện ở đuôi.

43. Đất bằng có sức mạnh tự nhiên.

44. Hỏi năm thái bình như thế nào.

45. Dựng cầu đón chủ nhân mới.

46. Thượng nguyên Giáp Tí đến. (Thượng nguyên Giáp Tí: Bề trên mới đứng đầu hoa giáp hay người cầm đầu thiên hạ)

47. Người người cười khanh khách.

luu5

48. Hỏi sao cười như ma (làm) vậy?

49. Nghênh tiếp chủ đất mới.

50. Trên quản đất ba tất.

51. Tối không nạn trộm cướp.

52. Thôi thì cầu là chủ.

53. Chủ ngồi giữa trung ương.

54. Nhân dân gọi chân chủ.

55. Tiền (bằng) bạc là bảo vật.

56. Khám phá dùng không được.

57. Quả nhiên là bảo vật.

58. Dưới đất nứt không ngã.

59. Bảy người một đường thoát.

60. Dẫn dụ đã vào khẩu.

61. Ba giọt (nước) cộng một móc. (Hình tượng của chữ Tâm  ).

62. Tám vua hai mươi miệng. ( Chữ Hán ghép lại thành chữ Thiện, Thiền ).

63. Người người đều vui cười.

64. Ai ai cũng bình an.

Một điểm lưu ý rằng các xác định thời điểm trong bài này cũng khá giống trong sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là mốc thời gian tương đối và tuyệt đối. Tương đối ở đây là các năm Thìn, Tỵ, Hợi, Tí. Để xác định mốc tuyệt đối có thể thấy ở các câu 38 đến 43.

38. Trẻ em tốt như Chu Hồng Võ.

Chính sách mỗi gia đình Trung Quốc chỉ có một con đã dẫn đến việc nuông chiều trẻ em như những ông hoàng bà chúa.

39. Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.

Hán Trung là một thành phố của tỉnh Thiểm Tây, nơi có bia đá dự ngôn này. Việc so sánh nhằm chỉ ra địa danh Tứ Xuyên. Tứ Xuyên vừa xảy ra động đất do hồ chứa nước.

Sẽ còn một số cảnh báo tiếp

40. Sư tử gầm như sấm.

41. Quá thương tiếc trăm hổ.

42. Trâu tê (giác xuất) hiện ở đuôi.

43. Đất bằng có sức mạnh tự nhiên.

Câu 43 cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm họa ở Trung Hoa là các sức mạnh tự nhiên từ mặt đất.

Từ câu 54 đến 64 có thể dịch chính xác là:

54. Nhân dân hỏi chân chủ.