Hồi ức và kỉ niệm về Nhà thơ Đỗ Phủ- GS. Nguyễn Khắc Phi

Đỗ Phủ trong tôi

        Tôi xin dành phần cuối nhắc lại một cách tản mạn vài kỉ niệm thật sự có tính chất riêng tư để khẳng định rằng Thơ Đỗ Phủ quả đã gây nên một âm vang sâu lắng, thường xuyên trong tâm hồn  tôi.

 Tôi vốn không có năng khiếu thơ, nhưng do yêu cầu của nghề nghiệp, phải thường xuyên dịch thơ nên rồi dần dà cũng làm một vài bài. Không có năng khiếu thì bước đầu phải học lỏm, nói cho sang một chút là bắt chước các cụ xưa làm theo lối “tập cổ’.

    “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” trong bài Khúc giangcủa Đỗ Phủ là mô- tip tôi thường sử dụng mà không ngại trùng lặp. Năm ông anh cả là Nguyễn Khắc Viện thọ 70 tuổi, tôi đã làm một bài thơ  thất ngôn bát cú  tặng anh:

  Với  người là tuổi cổ lai hi

 Với Bác phải chăng tuổi diệu kì?

  “Thân thể phát phu” tuy tổn thất

  “ Đạo nhà liêm chính” chẳng suy di…

Tôi viết 2 câu đầu như thế là vì lúc ở Pháp bị lao phổi, anh đã phải cắt một phổi rưỡi và 7 xương sườn, lần mổ thứ 7, giáo sư Pháp nói anh tối đa chỉ sống được 3 năm, song nhờ luyện tập khí công, anh còn sống thêm được gần nửa thế kỉ! Đọc đến 2 câu tiếp , vô cùng kinh ngạc, anh hỏi tôi: Vì sao chú viết được 2 câu này? Tôi đáp: “Năm 1949, anh gửi thư về nhà, Thầy (tức thân phụ tôi) có cho em xem, em còn nhớ như in mấy dũng thư sau: “ Một làn da một sợi tóc bố mẹ trao cho mà không giữ được nguyên vẹn thật là bất hiếu, song đạo nhà cần kiệm liêm chính thì không bao giờ suy suyễn!” (Câu nói của người xưa: “ Thân thể phát phu, phụ mẫu thụ chi, bất khả hủy thương”). Anh Viện rất thích bài thơ của tôi nên lại “tập cổ” thơ tôi, tức gián tiếp “tập cổ” Đỗ Phủ , làm một bài thơ họa lại và kết thúc một cách hài hước: “ Bao giờ lão mới chịu “ra đi”?. Đến năm tôi 70 tuổi , tôi lại dùng mô tip ấy viết bài tự họa: 

 Thuở  xưa là tuổi cổ lai hi

 Bảy chục đời nay đã thấm gì?

 Tính nết lắm bà còn đỏng đảnh,

 Thân hình nhiều cụ vẫn phương phi!..

Dĩ nhiên là theo bố cục 4/4, 4 câu sau tôi nói về mình.

Khi SGK, trong đó có sách môn Ngữ văn bị nhiều người góp ý, tôi cũng lại dùng công thức ấy để biểu bạch tâm sự:               

 Giáo khoa toàn bích cổ lai hi

  Nên chuyện khen chê có lạ gì!

  Cốt ở vấn đề sai hoặc đúng

  Sá gì thái độ thị cùng phi!...

Nhắc đến bài Khúc giang, tôi không thể không nhớ lại một sự kiện đau lòng trong lần tôi vào dạy Đại học Cần Thơ năm 1977. Tôi vừa đến trường  thì nghe một tin buồn: em N. T. A. Đ, sinh viên lớp tôi sẽ dạy, một sinh viên xinh đẹp, ngoan ngoãn, học giỏi, làm thơ hay, vừa qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo. Sáng hôm sau lên lớp, tôi cảm thấy bối rối vì không biết mở đầu bài giảng như thế nào. Chả lẽ lại bắt đầu bằng một lời chia buồn ? Chả lẽ lại thờ ơ vô cảm? Trong giây lát, một câu thơ trong một bài thơ khác của chùm thơ Khúc giangvụt qua trong đầu.Thế là tôi đã mở đầu buổi lên lớp đầu tiên bằng những lời sau: “Trên đời có những sự vật nhỏ nhoi, bình thường nhưng chúng ta không thấy giá trị của nó. Đến khi không còn nữa, thì mới biết nó quý giá chừng nào. Trong chùm thơ Khúc giang của nhà thơ Đỗ Phủ, ngoài câu thơ mà Bác Hồ dẫn trong Di chúc, còn có một câu thơ nữa rất hay được mọi người truyền tụng: Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân(一片̀ 花́ 飛減卻春: một cánh hoa rơi làm cho vẻ xuân kém đi)…” Tôi chưa kịp bình luận và cũng chưa biết bình luận ra sao thì hầu như cả lớp không nén nổi xúc động, không ít em nước mắt đã ràn rụa hoặc khóc thút thít, một lúc sau tôi mới có thể đi vào nội dung bài giảng.

Trong những năm giảng dạy phần thơ Đường ở các trường đại học, tôi thường tổ chức Câu lạc bộ thơ Đường để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập, đồng thời qua đó, có thể kiểm nghiệm kết quả giảng dạy của mỡnh qua những bản dịch thơ Đường của sinh viên, những bài viết về các đề tài nhỏ do sinh viên tự chọn, những sáng tác thơ, thậm chí cả sáng tác nhạc quanh những chủ đề liên quan tới thơ Đường, và dĩ nhiên trong số đó, có những bài viết khá tốt về Đỗ Phủ mà hiện tụi cũn lưu giữ. Ngay sau khi đọc bài viết đầu tay trên ghế trường đại học của Chu Văn Sơn về bài Binh xa hànhcủa Đỗ Phủ, tôi đó khẳng định ngay tài năng “điều khiển” chữ nghĩa của cậu sinh viên trẻ này, điều mà Tiến sĩ Sơn sau này đó nhắc lại trong một bài viết ở Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ. Bài bỡnh tỏc phẩm Đăng caocủa Vũ Tuyết Nhung ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đó làm cho tụi thực sự kinh ngạc và sau đó không lâu tôi đó sử dụng nguyên vẹn bài viết đó trong một cuốn Tư liệu tham khảo Văn học lớp 10. Tôi cũng thuộc nhập tâm ngay bài Đọc thơ Đỗ Phủcủa sinh viên Nguyễn Lâm Điền trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ về thơ Đường ở Đại học Sư phạm Vinh năm 1975. Đây là một bài thơ họa song Nguyễn Lâm Điền vẫn làm nổi bật được những nét cơ bản nhất về Đỗ Phủ và hơn thế, cũn chỉ ra thái độ, phương pháp cần có khi tiếp nhận thơ Đỗ Phủ:

 Đọc thơ Đỗ Phủ ngẫm từng trang

 Từng chữ, từng câu nghĩa đá vàng.

 Ngàn áng thơ ca tràn nhựa sống

  Một bầu nhiệt huyết tỏa hào quang.

 Nước, dân hai chữ hằng ôm ấp

 Trung, hiếu đôi bên vẫn rừ ràng.

 Nhũa lệ luống thương người thuở trước

 Dũng Tương nuốt hận kiếp lang thang.

     Càng nghiên cứu Thơ Đỗ Phủ, tôi càng thấm thía lời nhận xét của nhà thơ Khương Hữu Dụng: muốn hiểu sâu thơ của Đỗ Phủ phải có vốn sống sâu rộng. Mặt khác, vì thơ Đỗ Phủ bắt nguồn một cách sâu sắc từ cuộc sống, nên nhiều khi trước một tình huống cụ thể, một bài thơ nào đó, một tứ thơ hoặc một đoạn thơ, câu thơ nào đó vẫn có tiềm năng gợi cho ta nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị.

      Sau khi đế quốc Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại ném bom Miền Bắc một thời gian, do hoàn cảnh gia đình, anh Lương Duy Thứ xin chuyển ra Đại học Sư phạm Việt Bắc ở Thái Nguyên, vợ anh, chị Vũ Thị Yến, tạm thời phải chuyển về Hải Phòng sống với gia đỡnh. Chiến tranh phá hoại ngày càng lan rộng , Thái Nguyên, Hải Phòng đều nằm trong diện đánh phá ác liệt nên anh chị có rất ít cơ hội gặp nhau. Một lần tôi về Hải Phũng thăm người thân, Yến gặp tôi nói: “Khi thầy giảng 2 câu thơ Phong hỏa liên tam nguyệt, Gia thư để vạn kim(Khói lửa liền ba tháng, Thư nhà đáng bạc muôn) trong bài Xuân vọng , em chưa thấy hay nhưng bây giờ thì không những đã thấy hay mà còn thấy vô cùng thấm thía”. Tôi bảo: “Đó chưa phải là câu thơ hay nhất của Đỗ Phủ viết về chiến tranh đâu! Chiến tranh có lẽ còn kéo dài, đến lúc đó, chắc Yến sẽ thấy những câu thơ này hay hơn, thấm thía hơn: Từ gửi một phong thư, Nay đã mười tháng đủ, Lại sợ thư trả lời, Nỗi lòng sao thế hử?” (Tự kí nhất phong thư, Kim dĩ thập nguyệt hậu. Phản úy tiêu tức lai , Thốn tâm diệc hà hữu? - 自寄一封書, 今已十月後́. 反畏̀消息來́,寸心亦何́有? -”Thuật hoài - 述懷).Tôi khẳng định được thế, vì trong những ngày giảng dạy ở Đại học Sư phạm Vinh, tôi đã từng chứng kiến nhiều sinh viên, đặc biệt là những em quê ở Quảng Bình, Vĩnh Linh lên văn phòng Khoa nhận thư nhà mà tay run bần bật vì không biết trong đó chứa tin lành hay dữ! Đầu năm 1968, tôi được mời lên dạy văn học Trung Quốc ở ĐHSP Việt Bắc. Phần giảng của tôi kết thúc ở bài Thơ Đường, đúng lúc gần đến Tết Mậu Thân. 1967 là năm quân ta đã thu được nhiều chiến thắng vang dội. Không biết có phải là do trực cảm hay không, mà tôi đã mở đầu phân tích bài Văn quan quân thu phục Hà Nam, Hà Bắccủa Đỗ Phủnhư sau: “Muốn thấy được hết cái hay của bài thơ này về tất cả mọi mặt, cần phải đặt mình vào tâm cảnh của người cán bộ Miền Nam tập kết khi nghe tin Huế, Sài Gòn… được giải phóng…”. Từ Đại Từ về Phú Lương, nơi sơ tán của cơ quan vợ tôi, chỉ 5 ngày sau, đêm giao thừa tết Mậu Thân, tức đêm 30, rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, tôi đã được nghe tin loan báo cuộc tập kích chiến lược đã diễn ra , không phải chỉ 2 địa điểm như trong bài thơ Đỗ Phủ , mà là đồng loạt ở 36 trong 44 tỉnh của Miền Nam Việt Nam! Năm 1976, tôi được chuyển ra Hà Nội. Năm đó, Khoa Văn ĐHSP Vinh đề nghị tôi chọn một bài bình giảng để đưa vào cuốn Giảng vănsắp xuất bản. Tôi đã chọn ngay bài phân tích tác phẩm Nguyệt dạcủa Đỗ Phủ. Anh Phan Trọng Luận cho đó là bài viết hay nhất của tập sách và hỏi tôi: “Vì sao cậu viết có hồn thế?”. Tôi trả lời ngay: “Vì Đỗ Phủ đã nói thay cảnh ngộ, tâm sự, tình cảm của tôi trong thời chiến. Trong sự biến An Lộc Sơn, gia đình Đỗ Phủ sơ tán về Phu Châu, còn Đỗ Phủ thì bị giam lỏng ở Thủ đô Trường An.Thế nhưng qua Nguyệt dạ, Đỗ Phủ không hề nghĩ tới mình mà chỉ nghĩ về vợ và con ở nơi an toàn hơn.Tôi không bị ai “giam lỏng” nhưng ở Nghệ An vào những ngày tháng đó cũng thật là gian khổ. Thế nhưng quả là nhiều khi tôi cũng quên cả mình mà chỉ nghĩ tới vợ và những đứa con thơ dại. Nếu thay chữ “Phu Châu” bằng “Thăng Long” và “Trường An” bằng “Nghệ An” thì có thể ghi tên tôi là tác giả của bài thơ đấy. Anh thấy có đúng không?” 

Gần đây, trong những lần đi công tác tại Trung Quốc, tôi có thử làm một số bài thơ chữ Hán, trong đó có 2 bài trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới Thơ Đỗ Phủ. Năm 1999, tôi có dịp đến thăm Nhà Kỉ niệm Đỗ Phủ ở Thành Đô. Tràn ngập cảm xúc, tôi viết ngay một bài thơ tứ tuyệt vào sổ lưu niệm:

 ̀ ́́

 此處曾吟”所破歌”

 今天“廣廈”滿山河

  哪知中代唐詩伯

  還Ù 是先知第一家!

 Phiên âm:      Đỗ Thiếu Lăng Thảo đường tiền cảm tác

 Thử xứ tằng ngâm “sở phá ca”

 Kim thiên “quảng hạ” mãn sơn hà.

 Ná tri trung đại Đường thi bá

 Hoàn thị Tiên tri đệ nhất gia!

 Dịch nghĩa:       Cảm tác trước ngôi nhà cỏ của Đỗ Thiếu Lăng

 Nơi đây ( nhà thơ) đã từng làm “Bài ca nhà tranh  bị gió thu phá”

 Ngày nay “nhà cao rộng” tràn ngập núi sông!

 Nào có biết thi hào đời Đường thời Trung đại

 Còn là nhà tiên tri số Một!

 Năm 2003, tôi, anh Trần Đình Sử và một số chuyên viên của Bộ Giáo dục & Đào tạo đến  thăm Viện Khoa học Giáo dục Thượng Hải. Khi biết một vị lãnh đạo Viện là Giáo thụ ngành Ngữ văn, tôi đã chép tặng bài thơ nói trên. Vị ấy rất khen và nói: “Nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới đã tặng cho Đỗ Phủ nhiều danh hiệu nhưng có lẽ ngài là người đầu tiên tặng cho Đỗ Phủ danh hiệu Nhà tiên tri!”. Gần đây, đọc mấy câu thơ của anh Mai Quốc Liên viết khi đến thăm quê  hương  Đỗ Phủ:

  Những lâu đài vút cao bên mái nhà tranh

 Giàu với nghèo, sang với hèn còn đầy cách biệt…

 (Thăm nhà Đỗ Phủ- Tạp chí Hồn Việt, số 63, năm 2012, tr. 10)

tôi thấy anh ấy đó cú một cảm nhận thật sát thực mà tinh tế. Ở Trung Quốc, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư vẫn cũn bị coi là một thách thức lớn. “Quảng hạ” nhiều thật đấy, nhưng có phải tất cả những ngôi nhà cao lớn ấy “ che chở cho tất cả thiên hạ” đâu, có phải tất cả “hàn sĩ câu hoan nhan” như nhà thơ nhân đạo vĩ  đại đó từng mơ ước đâu!

Năm 2010, Đoàn cán bộ NXB Giáo dục Việt Nam sang công tác tại NXB Đại học Vân Nam để bàn bạc việc hợp tác biên soạn và xuất bản Bộ sách học tiếng Trung Quốc. Khi biết ông Giám đốc kiêm Tổng biên tập là Giáo thụ ngành Ngữ văn, là một chuyên gia văn học Trung đại, tôi yêu cầu cô Chánh văn phòng cho một tờ giấy trắng. Các bạn không biết tôi định làm gì . Thấy tôi viết dòng chữ (Sơ đáo Vân Nam cảm tác- Cảm tác lúc mới đến Vân Nam) , các bạn tỏ vẻ hơi ngạc nhiên vì không ngờ trong Đoàn có người biết làm thơ chữ Hán. Tôi mở đầu bài thơ bằng công thức: 憶昔(ức tích: nhớ xưa..), một vài bạn nhìn lướt qua song không tỏ thái độ gì, song khi thấy tôi viết tiếp 滇南( Điền Nam: tên cũ của Vân Nam) thì hình như đã làm bạn chú ý, bạn càng chú ý hơn khi tôi kết thúc câu thơ đầu bằng 3 chữ 瘴气多(chướng khí đa: lắm chướng khí). Câu thơ tiếp theo lại gây được sự chú ý nhiều hơn nữa: 唐兵到此半消磨( Đường binh đáo thử bán tiêu ma: Quân đội nhà Đường đến đây đã hao mòn một nửa). Câu thơ này là sự kết hợp giữa một ý thơ trong bàiBinh xa hànhcủa Đỗ Phủ, cách diễn đạt của Hạ Tri Chương trong câu thứ hai của bài Hồi hương ngẫu thưthứ hai và nhận xét của sử gia Tư Mã Quang đời Tống về cuộc chiến tranh hao người tốn của do Đường Huyền Tông tiến hành ở Vân Nam. Thật ra nói vậy là còn nhẹ hơn nhận định của Tư Mã Quang. Nhà sử học cho biết (tất nhiên có thể có phần phóng đại) là khi quân nhà Đường đến Vân Nam ,  do quá nhiều chướng khí, trước khi giao chiến, mười phần đã chết bảy! Viết xong 2 câu này, tôi giải thích: “Tôi biết là trong Chương trình Ngữ văn cao trung hiện hành, các bạn vẫn  còn cho học sinh học bàiBinh xa hành của Đỗ Phủ nên mới viết  như thế” .  Làm 2 câu thơ này xong, tôi viết tiếp 2 câu còn lại để làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của Vân Nam.

  初到雲南感作                                                             

  憶昔滇南瘴氣多

  唐兵到此半消磨

  而́ 今各族́ 皆兄弟

  浩气沖天, 地滿花́!

                    Phiên âm:                 

Sơ đáo Vân Nam cảm tác

Ưc tích Điền Nam chướng khí đa

 Đường binh đáo thử bán tiêu ma.

 Nhi kim các tộc giai huynh đệ

  Hạo khí xung thiên, địa mãn hoa!

 Hai câu cuối ai đọc cũng hiểu, chỉ có điều cần nói thêm là thực ra, đây là lần thứ hai tôi đến Vân Nam, bốn năm về trước tôi đã đến đây trước khi lên Thành Đô. Chính vì đến lần thứ hai nên tôi mới thấy rõ được sự phát triển nhanh chóng của Vân Nam.

     Dùng thơ Đỗ Phủ để nói chuyện đời, chuyện văn chương có thể coi là một kiểu “dùng điển”. Có lúc có thể và cần nói ra nguồn gốc của điển tích nhưng có khi không “để lộ nguồn” lại hay hơn vỡ đúng như lời dặn của Viên Mai, “Dùng điển như hũa muối vào trong nước,làm sao chỉ thấy vị muối mà không thấy chất muối”. Có lúc tôi cũng gắng thực hiện phương châm ấy. Năm 1995, đến tuổi, tôi được thôi giữ chức vụ Tổng biên tập NXB Giáo dục và chuyển sang làm chuyên viên giúp việc cỏc anh lónh đạo mới. Trong buổi họp mặt cơ quan thông báo quyết định này, tôi đó núi một câu làm cho mọi người thú vị nhưng có lẽ rất ít người biết là tôi đó dựng điển trong thơ Đỗ Phủ: “Tôi sẵn sàng làm con ngựa giàcho anh An - Giám đốc mới và anh í - Tổng biên tập mới”. Chuyện Ngựa già biết đường( “lóo mó thức đồ” - 老馬識途) trong sách Hàn Phi tửkể rằng: Khi Tề Hoàn công đánh nước Cô Trúc trở về, bị lạc đường, tiếp thu ý kiến “có thể dùng cái trí của con ngựa già” (lóo mó chi trớ khả dụng- 老馬之智可用) của Quản Trọng, Tề Hoàn công đó thả cho con ngựa già nhất đi trước rồi cả đoàn quân đi theo và quả nhiên cuối cùng đó “kiếm ra được đường” (đắc đạo - 得道) . Đỗ Phủ đó sử dụng điển tích ấy một cách sinh động trong bài Giang Hán(江漢) làm năm 768, chỉ 2 năm trước lúc nhà thơ qua đời. Mở đầu bài, nhà thơ tự xưng là “hủ nho”, nhưng cuối bài, đó kết thúc bằng một câu thơ đầy tự tín, lạc quan, chứng tỏ cho đến những ngày sống lưu lạc, điêu linh khốn khổ ở vùng Giang Hán, tráng chí của nhà thơ vẫn chưa bao giờ bị dập tắt:

  Cổ lai tồn lóo mó

  Bất tất thủ trường đồ.

   (Xưa nay người ta giữ lại con ngựa già bất tất là để dùng vào việc chạy đường trường!)

Hôm đó, giá như tôi kể lại chuyện Tề Hoàn công và đọc câu thơ Đỗ Phủ dẫn trên thỡ chắc hẳn không ít người cho tôi là quá tự phụ, nhưng tôi không để lộ xuất xứ điển tích nên có lẽ không ít người lại cho tôi là cực kỡ khiêm tốn!

. Có thể nói  lần tôi lấy làm tâm đắc nhất trong việc vận dụng thơ Đỗ Phủ là khi tôi được giao nhiệm vụ viết lời giới thiệu cho một cuốn sách của Anh hùng lao động – Giáo sư Vật lí Dương Trọng Bái. Tôi đã bỏ khá nhiều công sức để dựng lên được cái thần của chân dung Dương Trọng Bái, nhưng kết thúc bài viết  thế nào đây, và nhất là làm thế nào để bạn đọc biết  người viết là một giáo sư văn học (để ít nhất có sai sót nhỏ nào đó về khoa học tự nhiên cũng dễ được lượng thứ!), lại là văn học Trung Quốc? Một lần nữa, Đỗ Phủ lại xuất hiện và vị thi thánh đã giúp tôi viết được một lời kết thúc “có cánh” như sau:

Gương mặt mọi anh hùng đều đẹp song mỗi gương mặt đều có dáng vẻ riêng; phẩm chất mọi anh hùng đều có sức cảm hóa, chinh phục song kiểu cảm hóa,chinh phục ở mỗi người một khác. Giáo sư không thích nói về mình, cũng không muốn ai nói về mình. Chính phẩm chất cao quý đó đã tác động một cách sâu sắc tới các bạn đồng nghiệp, đến các thế hệ học trò. Thánh thơ Đỗ Phủ từng viết hai câu thơ rất hay tả mưa đêm xuân:Tùy phong tiềm nhập dạ, Nhuận vật tế vô thanh“( Theo gió kín đáo về trong đêm, Từng giọt nhỏ âm thầm thấm vào muôn vật). Đỗ Phủ không thể ngờ rằng hơn một nghìn hai trăm năm sau, ở Trung Quốc, hai câu thơ đó đã được nâng lên thành một phương châm quan trọng trong việc cảm hóa, thuyết phục quần chúng! Đặc trưng phẩm chất anh hùng của Giáo sư Dương Trọng Bái thể hiện qua ba phần của cuốn sách này cũng như mọi ứng xử đời thường gợi cho tôi liên tưởng tới vẻ đẹp thầm lặng, sức lan tỏa nhẹ nhàng, sâu rộng của những giọt mưa đêm xuân mànhà thơ lớn đời Đường đã khắchọa” ( Dương Trọng Bái – con người và sự nghiệpgiáo dục. NXB Giáo dục. 2006, Hà Nội, trang 19).

        Qua thể nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng hồi ức và kỉ niệm về Đỗ Phủ của nhiều vị tham dự hội thảo này còn phong phú, đa dạng hơn nhiều. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc, sau khi đã chữa nhan đề của công trình nghiên cứu trước đây mà không ít người cho là không ổn - Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen, trong công trình mới được bổ sung và hoàn chỉnh vẫn mạnh dạn tặng cho nhà thơ nhiều danh hiệu mới và kết thúc bài viết của mình bằng bài thơ Kính dâng thi hào Đỗ Tử Mĩdài đến 50 câu. Nhắc đến hiện tượng này, tôi lại bùi ngùi nhớ tới chị Bội Trâm, người bạn học cùng lớp ở đại học đã bỏ học nửa chừng do sự cố xẩy ra đối với chồng, đã tặng tôi tập Thơ Phùng Quán( NXB Văn học, H, 2003) trong có bài thơĐêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghedài đế